Ô tô 16 chỗ thì có cải tạo thành xe chở hàng được không?
Tôi có xe ô tô 16 chỗ, tôi muốn cải tạo thành xe chở hàng thì có được không? Nếu không được thì tôi tự ý cải tạo xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Tổng đài tư vấn giúp tôi.
- Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe khi xe đã cải tạo
- Xe cải tạo có cần xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe?
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, ô tô 16 chỗ thì có cải tạo thành xe chở hàng được không?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 85/2014/ TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 4. Các quy định khi cải tạo xe cơ giới
Việc cải tạo xe cơ giới và xe cơ giới sau khi cải tạo phải phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Không cải tạo thay đổi mục đích sử dụng (công dụng) đối với xe cơ giới đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, kể từ năm sản xuất của xe cơ giới đến thời điểm thẩm định thiết kế.
2. Không cải tạo xe cơ giới chuyên dùng nhập khẩu thành xe cơ giới loại khác trong thời gian 05 năm, xe đông lạnh nhập khẩu thành xe loại khác trong thời gian 03 năm, kể từ ngày được cấp biển số đăng ký lần đầu.
4. Không cải tạo xe cơ giới loại khác thành xe chở người và ngược lại, trừ trường hợp xe chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) trở xuống thành xe chuyên dùng hoặc thành xe ô tô tải VAN.”
Như vậy, theo quy định này trường hợp ô tô chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) không có quy định cải tạo thành ô tô chở hàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cải tạo lại xe ô tô chở người từ 16 chỗ (kể cả chỗ người lái) thì bạn có thể tham khảo cải tạo lại thành ô tô tải VAN.
Thứ hai, tự ý cải tạo xe ô tô 16 chỗ thành xe ô tô chở hàng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 9 và điểm i khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe, thùng xe hoặc tự ý lắp thêm, tháo bớt ghế, giường nằm (đối với xe chở khách) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe;
14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
i) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng”.
Do đó, trường hợp bạn tự ý thay đổi thiết kế xe ô tô thì có mức phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Quy định về hồ sơ cải tạo xe cơ giới theo pháp luật hiện hành
Mua xe cũ thì có được thay đổi phần máy của xe không?
- Cách nộp phạt vi phạm giao thông khi không ký vào biên bản năm 2023
- Xe 29 chỗ không gắn phù hiệu nội bộ bị phạt như thế nào?
- Phí sử dụng đường bộ cho xe 8 chỗ ngồi theo chu kỳ đăng kiểm 24 tháng
- Lỗi không chốt cửa sau thùng xe khi xe đang chạy năm 2023
- Đổi giấy phép lái xe quân sự sang dân sự có cần khám sức khỏe?