Nội dung câu hỏi:
Em không hiểu “ ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng ” và “ô tô vận tải khách du lịch” khác nhau như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp em phân biệt!
- Ô tô không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu
- Những lỗi vi phạm quy định về biển số xe ô tô
- Biển báo hình tròn, nền trắng viền đỏ có hình ô tô màu đen biểu
Tư vấn luật giao thông:
Với câu hỏi này của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho câu hỏi của bạn như sau:
Ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và ô tô vận tải khách du lịch được hiểu thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và ô tô vận tải khách du lịch được hiểu như sau:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến.
Như vậy, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải. Còn kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định được thực hiện theo chương trình du lịch và phải có hợp đồng vận tải khách du lịch bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị kinh doanh du lịch hoặc lữ hành.
Quy định của pháp luật về Ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và ô tô vận tải khách du lịch;
Căn cứ tại Điều 43 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch ngoài việc đáp ứng các quy định của Điều 7 và Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Phải được niêm yết thông tin sau: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải
– Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
– Vị trí niêm yết: phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.
2. Cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.5. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
6. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” theo quy định.
8. Phù hiệu, Biển hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
9. Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm (bằng tiếng Việt và tiếng Anh), các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
10. Điểm đầu (vị trí đón khách đầu tiên ghi trong hợp đồng vận chuyển), điểm cuối (vị trí trả khách cuối cùng ghi trong hợp đồng vận chuyển) trùng lặp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch được xác định là vị trí nằm trên mặt đường hoặc tại vị trí có địa chỉ gắn với tên tuyến phố (tên tuyến đường), tên ngõ (hẻm) trong đô thị.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trên đây là bài viết tư vấn cho bạn về sự khác nhau giữa kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và kinh doanh vận tải khách du lịch. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Lệ phí trước bạ và phí làm biển số xe lần đầu cho xe ô tô
- Đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường
Mọi thắc mắc liên quan đến câu hỏi xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!
- Xử phạt xe máy điện không có biển số và thủ tục cấp lại biển cho xe
- Xe máy chuyên dùng không có đủ đèn chiếu sáng thì bị phạt thế nào?
- Phí trông giữ ô tô khi bị tạm giữ phương tiện tại Hà Nội năm 2023
- Phải làm thủ tục sang tên đăng ký xe máy khi được tặng cho không?
- Xe ô tô hết hạn đăng kiểm 10 ngày có bị tạm giữ phương tiện?