Quy định pháp luật về giấy vận tải và mức phạt
Quy định pháp luật về giấy vận tải và mức phạt. Em có 1 xe tải khi đi chở hàng gặp CSGT họ hỏi giấy tờ xe. Xe em là xe kinh doanh vận tải tư nhân. Họ yêu cầu giấy vận tải, em không hiểu giấy vận tải là cái gì? Pháp luật quy định như thế nào về mức phạt nếu không có giấy này ạ? Mong tổng đài tư vấn giúp em với ạ!
- Sự khác nhau giữa hợp đồng vận tải và giấy vận tải?
- Hình thức xử lý đối với các vi phạm liên quan đến giấy vận tải
- Khi vận tải hàng hóa bắt buộc phải có Giấy vận tải hay không?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề quy định pháp luật về giấy vận tải và mức phạt của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về giấy vận tải
Căn cứ vào khoản Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. về quy định đối với vận tải hàng hóa
“11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiểu gồm: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.”
Như vậy, theo quy định hiện hành thì giấy vận tải bao gồm những thông tin sau:
– Tên đơn vị vận tải;
– Tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển;
– Hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình);
– Số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng;
– Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe;
– Thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải;
– Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.
Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải. Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền); hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, mức phạt liên quan tới giấy vận tải
Căn cứ quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải.”
Như vậy, khi bạn điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường mà không có hoặc không mang giấy vận tải theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định pháp luật về giấy vận tải và mức phạt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức xử phạt đối với người điều khiển xe không mang giấy vận tải khi lưu thông
Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Mọi thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về giấy vận tải và mức phạt; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.