Hình thức xử lý đối với các vi phạm liên quan đến giấy vận tải
Tổng đài vui lòng cho biết các vi phạm liên quan đến giấy vận tải hiện nay bị xử phạt như thế nào?
- Phân biệt ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch
- Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng đối với xe 16 chỗ
- Xe hợp đồng có được chạy quá cự ly vận chuyển 300km không?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về vấn đề hình thức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến giấy vận tải, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về giấy vận tải:
Căn cứ vào khoản Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về quy định đối với vận tải hàng hóa
“Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
8. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.
9. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.“
Theo đó, trước khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, lái xe có trách nhiệm yêu cầu người người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào giấy vận tải và phải mang theo Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa.
Thứ hai, về hình thức xử lý đối với các vi phạm liên quan đến giấy vận tải
Với hành vi không có hoặc không đem theo giấy vận tải:
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải”.
Theo đó, với hành vi không có hoặc không mang theo giấy vận tải thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Với hành vi không ký xác nhận vào giấy vận tải:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Theo đó, với hành vi không ký xác nhận vào giấy vận tải, hình thức xử lý sẽ là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
Với hành vi không cấp Giấy vận tải cho lái xe theo quy định;
Căn cứ điểm a Khoản 4 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cấp Lệnh vận chuyển, Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) cho lái xe theo quy định;”
Như vậy, với lỗi không cấp Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) cho lái xe theo quy định sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng – 4.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về hình thức xử lý đối với các vi phạm liên quan đến giấy vận tải. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết :
- Hồ sơ cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải
- Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được Tư vấn.
- Mức phạt đối với người 17 tuổi điều khiển xe 50 cm3 quá tốc độ 06 km/h
- Mức xử phạt hành chính đối với lỗi chở hàng quá trọng tải của xe 63,5%.
- Đang bị tước quyền sử dụng GPLX có được tiếp tục điều khiển phương tiện?
- Sang tên ô tô khác tỉnh theo quy định của luật hiện hành
- Thay đổi người đại diện phải xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải?