Nội dung câu hỏi:
Xe như thế nào thì bị gọi là xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn. Những xe như vậy có cách nào lưu thông trên đường hay không? Xin cảm ơn!
- Thế nào là phương tiện quá khổ giới hạn của đường bộ?
- Xác định xe quá khổ giới hạn của đường bộ khi tham gia giao thông
- Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn cầu đường bị phạt như thế nào?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, với vấn đề quy định pháp luật về xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn. của bạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn
Căn cứ Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 9. Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ
1. Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
2. Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
a) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
c) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
3. Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn”.
Như vậy, xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn được hiểu như sau:
– Xe quá tải trọng là xe có tổng trọng lượng hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
– Xe quá khổ giới hạn là xe có một trong các kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép, cụ thể:
+) Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
+) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
+) Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
– Xe máy chuyên dùng có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ, có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa theo quy định trên.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Để lưu hành được xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn cần làm gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định:
“Điều 11. Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ
2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe”.
Theo đó, để được lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn thì chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định sau:
– Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định pháp luật về xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
- Có phải xe quá tải 20% mới bị xử phạt hành chính?
Mọi thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Cách xác định vi phạm và mức xử phạt khi xe tải đi qua cầu có cắm biển P.115
- Quy định về khung giờ cấm xe tải 3,5 tấn vào Đại Lộ Thăng Long-Hà Nội
- Xử phạt người điều khiển là chủ xe ô tô hết hạn đăng kiểm hơn 1 tháng thế nào?
- Xe tải 1,25 tấn đi ngoài khung giờ cấm cần xin giấy phép lưu hành không?
- Quy định pháp luật về tránh xe đi ngược chiều năm 2023