Nội dung câu hỏi:
Chào các bạn, tôi muốn hỏi về quy định về chiều cao chở hàng hóa tối đa của xe ô tô tải được quy định như thế nào? Xe tôi là xe tải thùng không mui, có khối lượng chuyên chở 3,5 tấn thì chiều cao chở hàng tối đa là bao nhiêu? Tôi cảm ơn ạ!
- Bị xử phạt như thế nào khi không mang theo Giấy tờ xe?
- Mức phạt do không xuất trình được giấy phép lái xe ô tô
- Phí và lệ phí đăng ký xe, cấp đăng ký biển số cho xe mới mua
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với thắc mắc của bạn về chiều cao chở hàng hóa tối đa của xe ô tô tải, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Chiều cao xếp hàng của xe ô tô tải là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
3. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.
4. Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.”
Như vậy, chiều cao chở hàng hóa tối đa của xe ô tô tải thùng không mui, với khối lượng chuyên chở 3,5 tấn là không quá 3.5m tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên.
Chở hàng vượt chiều cao bị phạt thế nào?
– Đối với người điều khiển:
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).”
Theo quy định trên, nếu xe tải chở hàng và vượt quá chiều cao cho phép sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng, mức trung bình là 2.500.000 đồng.
– Đối với chủ phương tiện:
Căn cứ vào Điểm c Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định này;”
Như vậy, nếu bạn vi phạm quy định về chiều cao xếp hàng hóa đối với xe tải không mui thì chủ phương tiện là cá nhân cũng sẽ bị phạt 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, còn chủ phương tiện là tổ chức sẽ bị phạt là 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng).
Chở hàng vượt chiều cao có bị tước GPLX không?
Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
“9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Theo quy định trên, nếu xe tải chở hàng và vượt quá chiều cao cho phép sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Những trường hợp nào được miễn lệ phí đăng ký xe máy, ô tô?
- Xe tải có mui chở hàng quá chiều cao có bị tước bằng lái không?
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về chiều cao chở hàng hóa tối đa; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Điều khiển xe không có kính chắn gió và hỏng còi bị xử phạt thế nào?
- Mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển và ngồi sau xe
- Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, chứng chỉ nghiệp vụ vận tải
- Xử phạt đối với lỗi điều khiển xe bằng chân theo quy định
- Không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bị phạt thế nào?