Tạm giữ xe máy khi điều khiển xe vào đường cao tốc
Tạm giữ xe máy khi điều khiển xe vào đường cao tốc. Em điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc mà bị CSGT tạm giữ xe 07 thì có đúng không? Xe này do mẹ em đứng tên thì em hay mẹ em là người đi lấy xe thế ạ? Em cảm ơn!
- Điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc
- Hình thức xử phạt người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc
- Bị tạm giữ xe mà không lập biên bản có trái luật
Tư vấn luật giao thông:
Vấn đề tạm giữ xe máy khi điều khiển xe vào đường cao tốc của bạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề tạm giữ phương tiện
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;”
Dẫn chiếu tới quy định tại Điểm b Khoản 6, Điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới nhất có quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;”
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;”
Như vậy, dựa theo quy định dẫn chiếu trên, cảnh sát giao thông tạm giữ xe máy của bạn trong vòng 07 ngày là đúng theo quy định của pháp luật vì đã vi phạm quy tắc giao thông là thực hiện hành vi điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc.
Thứ hai, về vấn đề nhận lại phương tiện bị tạm giữ
Căn cứ Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định về quản lý phương tiện, tang vật vi phạm hành chính quy định:
“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp ủy quyền cho người khác đến nhận lại phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Bạn cho biết mẹ bạn là người đứng tên trên giấy đăng ký của chiếc xe bị tạm giữ, tuy nhiên bạn mới là người thực hiện hành vi vi phạm giao thông. Do đó, bạn mới là người đi nhận lại xe bị tạm giữ. Ngoài ra, bạn cũng có thể phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật để ủy quyền cho người khác đến nhận lại xe.
Người đến nhận lại phương tiện cần chuẩn bị:
– Chứng minh nhân dân;
– Quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ;
– Văn bản ủy quyền (nếu có).
Kết luận:
– Xe của bạn bị cảnh sát giao thông tạm giữ trong vòng 07 ngày do vi phạm lỗi điều khiển xe vào đường cao tốc là đúng theo quy định của pháp luật.
– Hết thời gian tạm giữ xe bạn sẽ là người đi lấy xe.
Trên đây là bài viết về vấn đề tạm giữ xe máy khi điều khiển xe vào đường cao tốc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Được tạm giữ phương tiện giao thông tối đa bao nhiêu ngày?
Quy định về thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề Tạm giữ xe máy khi điều khiển xe vào đường cao tốc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Chở quá trọng lượng hàng hóa so với giấy phép lưu hành
- Có bằng lái xe hạng C muốn nâng hạng lên FC thì có được hay không?
- Có thể đổi bằng lái B2 quân sự sang bằng lái dân sự hay không?
- Đi xe máy không dùng đèn chiếu sáng trong hầm đường bộ
- Quy định về mức phạt lỗi điều khiển xe hết hạn đăng kiểm 02 tháng