Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm và bằng lái xe bị mất như thế nào?
Tôi bị mất chứng nhận đăng kiểm và bằng lái xe ô tô hạng B1. Cả 2 giấy tờ này đều còn hiệu lực thì tôi phải làm như thế nào để được cấp lại?
- Đăng kiểm xe hết hạn trên 01 tháng bị xử phạt thế nào?
- Xe cơ giới bị từ chối đăng kiểm vì chậm nộp phạt
- Thông tin trên Giấy chứng nhận đăng kiểm bị sai
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề giấy chứng nhận đăng kiểm bị mất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT như sau:
“Điều 9. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định
5. Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.”
Theo đó, bạn cho biết Giấy chứng nhận đăng kiểm bị mất, nhưng vẫn còn hiệu lực. Trường hợp này Luật quy định phải đưa xe đi kiểm định lại để được cấp lại Giấy chứng nhận kiểm định. Cụ thể Khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT có quy định:
“Điều 6. Giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định
2. Kiểm định
Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;
c) Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”
Như vậy, Trường hợp của bạn bị mất đăng kiểm bạn muốn cấp lại Giấy chứng nhận đăng kiểm thì phải là thủ tục cấp lại, phải đưa xe đi đăng kiểm lại. Và cần chuẩn bị những hồ sơ gồm:
– Bản chính giấy đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.
– Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
– Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang WEB quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Thứ hai, về giấy phép lái xe bị mất
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 về cấp lại GPLX của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như:
“Điều 36: Cấp lại giấy phép lái xe
2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
d) Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.”
Như vậy, giấy phép lái xe của bạn bị mất và vẫn còn thời hạn thì theo quy định được phép cấp lại. bạn cần nộp hồ sơ sau đến sở giao thông vận tải:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải khi thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Hành vi chở hàng quá tải trọng 35% bị xử phạt như thế nào?
- Xe kinh doanh vận tải hành khách sẽ hoạt động lại từ ngày 23/4/2020
- Cấp lại giấy phép lái xe khi hết hạn và nâng hạng bằng lái xe ở tỉnh khác
- Mức phạt khi xe ô tô tải đi vào đường có đặt biển cấm P. 106 b