Trách nhiệm của người có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn
Trách nhiệm của người có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn. Tôi chạy ô tô vừa bị tai nạn giao thông nhưng lỗi là do người kia vượt phải trong trường hợp không được phép. Do hai bên chỉ bị trầy xước ngoài da nên chúng tôi không đề nghị cảnh sát giao thông can thiệp mà tự giải quyết.
Tuy nhiên, ngay sau đó tôi bị cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm giao thông với lỗi “điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường”. Vậy CSGT làm như vậy có đúng không? Mong anh/ chị cho tôi câu trả lời thỏa đáng!
- Gây tai nạn giao thông nhưng không có lỗi thì có phải bồi thường không?
- Điều khiển xe gây tai nạn mà không giữ nguyên hiện trường
- Bồi thường thiệt hại về tính mạng do tai nạn giao thông
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp trách nhiệm của người có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến; trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người tai nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi công an đến, cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn.
Trong trường hợp của bạn dù hai bên chỉ bị trầy xước ngoài da, nhưng cũng là một vụ tai nạn nên CSGT có quyền xử phạt bạn vì bạn không thực hiện đúng trách nhiệm mà Luật giao thông đường bộ quy định. Nên CSGT phạt bạn với lỗi không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường là đúng theo quy định của luật.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Cụ thể, mức phạt trong trường hợp này được quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại; không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.”
Như vậy, với lỗi điều khiển xe ô tô có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Trên đây là bài tư vấn về vấn đề trách nhiệm của người có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Trường hợp lấy lại xe máy bị tạm giữ do gây tai nạn giao thông
Sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông thì xử phạt và chịu trách nhiệm ra sao?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.
- Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe
- Lỗi điều khiển xe máy chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ năm 2023
- Có bằng hạng B2 có thể lái ô tô chở người hay không?
- Mức phạt với chủ xe trực tiếp điều khiển xe khách chở quá số người quy định?
- Chở người trên xe không thắt dây an toàn năm 2023 bị phạt thế nào?