Nội dung câu hỏi:
Tôi bị cảnh sát giao thông lập biên bản về lỗi tự ý thay đổi đặc tính xe máy và điều khiển xe lắp rắp trái quy định tham gia giao thông. Xin hỏi trường hợp này tôi sẽ bị phạt như thế nào? Cám ơn Tổng đài!
- Tự ý thay đèn xe máy có bị xử phạt không?
- Thay đổi linh kiện của xe máy có bị phạt không?
- Vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu?
Với trường hợp bạn hỏi về tự ý thay đổi đặc tính xe máy; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Có được tự ý thay đổi đặc tính của xe may không?
Căn cứ tại Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
5. Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.”
Theo quy định trên, chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, trong trường hợp này: bạn tự ý thay đổi đặc tính của xe và điều khiển xe lắp ráp trái quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức phạt khi tự ý thay đổi đặc tính của xe
Theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;“
Theo quy định trên thì bạn tự ý thay đổi khung, máy, hình dạng, kích thước, đặc tính của xe thì bạn sẽ bị xử phạt từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Xử phạt khi điều khiển xe lắp ráp trái quy định
– Mức phạt:
Căn cứ tại điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Xử phạt người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về Điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
Như vậy, đối với lỗi điều khiển xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông thì người điều khiển sẽ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng. Mức phạt trung bình là 900.000 đồng.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
Căn cứ tại điểm d Khoản 5 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Xử phạt người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về Điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”
Đối với lỗi điều khiển xe lắp ráp trái quy định sẽ bị xử phạt theo điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài bị phạt tiền sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Tự ý thay đổi đặc tính của xe máy sẽ bị xử phạt như thế nào?; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức phạt cao nhất khi chở 02 trẻ em 09 tuổi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm
- Xe khách 16 chỗ chở quá bị tước Giấy phép lái xe khi nào?
- Mức xử phạt khi đi ô tô vượt quá tốc độ 71/50
- Thẩm quyền của thanh tra giao thông trong khuôn viên khu công nghiệp
- Lỗi dừng xe đối với xe ô tô theo quy định của pháp luật