Xe khách chạy tuyến cố định có phải trang bị bình chữa cháy?
Xe khách chạy tuyến cố định có phải trang bị bình chữa cháy? Xin chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi về vấn đề như sau: xe khách 24 chỗ chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hóa có phải trang bị bình chữa cháy hay không? Căn cứ vào quy định nào là mới nhất hiện nay và được áp dụng vào thời điểm nào? Nếu không có thì có bị xử phạt gì không? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Lỗi điều khiển xe ô tô sử dụng bình chữa cháy hết hạn năm 2023
- Xử phạt người điều khiển ô tô 5 chỗ không có thiết bị chữa cháy
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, xe khách chạy tuyến cố định có phải trang bị bình chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 và Điều 65 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định như sau::
“Điều 20. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.”
Điều 65. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2020.
2. Bãi bỏ các Thông tư: Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô; Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; xe khách 24 chỗ chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hóa sẽ phải trang bị bình chữa cháy theo quy định của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT (áp dụng 15/07/2020), Nghị định 136/2020/NĐ-CP (áp dụng 10/01/2021)
Thứ hai, mức phạt khi xe không có bình chữa cháy
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp người điều khiển xe ô tô khách không có thiết bị chữa cháy thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và và bị buộc phải lắp đầy đủ thiết bị chữa cháy theo đúng quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề xe khách chạy tuyến cố định có phải trang bị bình chữa cháy?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo pháp luật hiện hành
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
- Đổi bằng lái xe quân đội trong thời hạn 6 tháng kể từ khi ra khỏi ngành
- Đổi GPLX quân sự hạng Fx sang GPLX do ngành GTVT cấp
- Đủ 55 tuổi có sức khỏe tốt có bị hạ bằng lái xe hạng E xuống hạng D không?
- Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ B1 lên B2
- Thủ tục đổi giấy phép lái xe của nước ngoài