Xử phạt lỗi điều khiển ô tô không có Giấy phép lái xe và không có xi nhan
Tôi điều khiển xe ô tô bị lập biên bản lỗi không có giấy phép lái xe và không có đèn xi nhan. Cho tôi hỏi tôi bị xử phạt thế nào? Tôi không ký vào biên bản thì làm thế nào để được nộp phạt?
- Lỗi điều khiển xe ô tô quay đầu tại nơi có biển cấm quay đầu và không xi nhan
- Xử phạt xe ô tô tải chuyển hướng không có xi nhan năm 2023
Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, xử phạt lỗi điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe
Căn cứ Điểm a, Khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019 NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;
Bên canh đó, tại điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
Như vậy, khi bạn điều khiển ô tô không có Giấy phép lái xe bạn sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ bị tạm giữ phương tiện tối đa 07 ngày.
Thứ hai, xử phạt lỗi điều khiển ô tô không có đèn xi nhan
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn sọi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;”
Như vậy, khi bạn điều khiển xe ô tô không có đèn xi nhan bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ phải lắp đặt đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đầy đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.
Thứ ba, về cách nộp phạt khi bạn không ký vào biên bản xử phạt
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Như vậy, khi cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt mặc dù bạn không ký vào biên bản nhưng CSGT vẫn sẽ giữ một bản. Khi bạn muốn nộp phạt thì bạn phải viết một bản tường trình lý do vì sao không ký vào biên bản và phải có xác nhận của công an cấp xã nơi bạn cư trú. Sau đó, bạn đem bản tường trình đã được xác nhận kèm theo các giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe đến đơn vị cảnh sát giao thông đang tạm giữ giấy tờ của bạn để làm thủ tục nộp phạt.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Hướng dẫn cách nộp phạt vi phạm giao thông online
- Xe tải 7 tấn chỉ chở hàng của Công ty có phải gắn phù hiệu không?
- Mức phạt xe máy sử dụng còi không đúng quy chuẩn năm 2023
- Năm 2023 chở hàng vượt quá chiều rộng có bị tước phù hiệu không?
- Yêu cầu đối với lái xe khi sử dụng hợp đồng vận chuyển bản điện tử
- Tập huấn về nghiệp vụ đối với lái xe của công ty kinh doanh vận tải hành khách