Con mang thai trước thời kỳ hôn nhân có phải cấp dưỡng không
Vợ chồng tôi kết hôn được 8 năm do mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình nên ly hôn. Con tôi được gần 7 tuổi nhưng chồng tôi cho rằng đây không phải con của anh ấy vì tôi có thai trước thời kỳ hôn nhân nên anh không đồng ý cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Cho hỏi như vậy có được Tòa án chấp nhận không?
- Không cấp dưỡng có được quyền thăm nom con khi ly hôn?
- Có được từ chối cấp dưỡng cho con sau ly hôn không
- Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Câu hỏi của bạn về mang thai trước thời kỳ hôn nhân; được Tổng đài tư vấn , giải đáp như sau:
Căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha mẹ như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Theo quy định của pháp luật, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân… được xác định là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không nhận đứa trẻ là con chung của hai người thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định.
Do đó, theo nguyên tắc thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Nếu người cha không công nhân đấy là con của mình thì phải có bằn chứng và được sự công nhận của Tòa. Do đó, căn cứ Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, sau khi ly hôn, nếu chồng bạn không trực tiếp nuôi con thì phải nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con; mức cấp dưỡng hai bên tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án khi giải quyết ly hôn. Việc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn phải có lý do chính đáng và phải được Tòa chấp nhận nếu không Tòa án sẽ không chấp nhận.
Trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về mang thai trước thời kỳ hôn nhân; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.