19006172

Quyền nghĩa vụ về nhân thân và đại diện giữa vợ và chồng

Quyền nghĩa vụ về nhân thân và đại diện giữa vợ và chồng

Xin cho hỏi về vấn đề: Quyền nghĩa vụ về nhân thân và đại diện giữa vợ và chồng. Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định về quyền và nghĩa vụ về nhân thân cũng như là đại diện giữa vợ và chồng như thế nào? Tôi xin cảm ơn!



Đại diện giữa vợ và chồngTư vấn Hôn nhân gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnTrường hợp của bạn, Tổng đài xin trả lời cho bạn như sau:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã được sửa đổi, bổ sung với nhiều nội dung quan trọng, trong đó Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể hơn vợ, chồng bình đẳng trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình 2014 và các luật khác có liên quan; quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Điểm mới quan trọng của Luật hôn nhân và gia đình 2014 là quy định cụ thể hơn về các trường hợp đại diện giữa vợ và chồng, theo đó:

+ Trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

 + Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì người trực tiếp kinh doanh là người đại diện cho bên kia trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật hôn nhân và gia đình 2014, luật liên quan có quy định khác.

+ Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó.

Đặc biệt, Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật. Vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 về đại diện hoặc đối với các nghĩa vụ chung của vợ chồng, ví dụ: nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập; nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

Đại diện giữa vợ và chồng

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Tóm lại

Việc đại diện về vấn quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng cần có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng trừ các trường hợp pháp luật quy định cụ thể về đối tượng đại diện.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Quyền nghĩa vụ về nhân thân và đại diện giữa vợ và chồng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Vợ chồng cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận đất đai

Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam