Chưa thành lập công đoàn cơ sở có phải nộp phí công đoàn?
Xin hỏi tổng đài tư vấn về những trường hợp nào thuộc đối tượng nộp phí công đoàn thế? Nếu chưa thành lập công đoàn thì sẽ không cần đóng đúng không các bạn? Xin cảm ơn!
- Ra quyết định sa thải có phải trao đổi với Ban chấp hành công đoàn?
- Truy thu kinh phí công đoàn khi doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn
- Điều kiện và hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động”.
Như vậy, đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
– Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
– Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
– Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Kết luận:
– Đối tượng nộp phí công đoàn như đã trình bày ở trên;
– Dù đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì các đối tượng này cũng đều phải nộp phí công đoàn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở
Người lao động có phải đóng phí công đoàn hay không?
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có được giữ bản gốc bằng đại học của người lao động?
- Người lao động đề nghị thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
- Không đủ điều kiện hưởng lương hưu có được nhận trợ cấp thôi việc?
- Cách tính ngày nghỉ hàng năm theo thâm niên làm việc
- Mức lương khi công ty chuyển NLĐ sang làm công việc khác do dịch bệnh