Có được thay đổi công việc của lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về việc có được thay đổi công việc của lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tôi đang nuôi con nhỏ (3 tháng); công ty tôi đang có đợt cắt giảm lao động ở phòng ban xuống làm công nhân phân xưởng. Vậy trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng như tôi công ty có được phép chuyển tôi xuống công nhân không ạ?
- Người sử dụng lao động có được làm chế độ tử tuất cho lao động
- Trách nhiệm giải quyết chế độ thai sản cho người lao động
- Lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đề có được giảm biên lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Một số quy định đặc biệt đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Căn cứ Điều 155 Bộ Luật lao động 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:
“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Như vậy
Theo quy định trên khi bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì công ty không được điều bạn làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa; hoặc không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Về việc công ty giảm biên từ cán bộ xuống làm công nhân không thuộc các điều cấm trên. Nên công ty vẫn có thể giảm biên bạn.
Về việc điều chuyển lao động làm công việc khác
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Bộ Luật lao động 2012 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:
“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, nếu khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Nhưng không được quá 60 ngày làm việc. Trong trường hợp quá 60 ngày thì phải được có sự đồng ý của người lao động.
Kết luận
Do thông tin bạn cung cấp không rõ về việc công ty bạn chuyển hẳn công việc của bạn hay chỉ là chuyển tạm thời nên chúng tôi chia trường hợp sau:
– Trường hợp chuyển tạm thời ( dưới 60 ngày) mà thuộc vào các trường hợp nêu trên thì công ty vẫn có quyền chuyển nơi công tác của bạn.
– Trường hợp chuyển hơn 60 ngày và không thuộc vào các trường hợp trên, thì phải có được sự đồng ý của bạn. Nếu công ty vẫn buộc bạn phải chuyển công tác mà chưa có sự đồng ý của bạn; thì bạn có thể khiếu nại đến giám đốc công ty hoặc Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Khi nghỉ việc người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Nghỉ việc mà công ty không trả sổ bảo hiểm
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề thắc mắc về có được giảm biên lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.