Làm thêm đến 300 giờ có cần thông báo với cơ quan quản lý nhà nước?
Xin chào tổng đài tư vấn, công ty tôi muốn huy động người lao động làm thêm đến 300 giờ trong một năm thì có bắt buộc phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động không? Nếu không thông báo có bị xử phạt hành chính không vậy tổng đài? Tôi xin cảm ơn.
- Làm thêm giờ và nghỉ bù sau khi làm thêm giờ nhiều ngày
- Trường hợp được làm thêm quá 200 giờ một năm
- Tiền lương làm thêm giờ khi làm công việc đặc biệt độc hại
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về câu hỏi làm thêm đến 300 giờ có cần thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, điều kiện làm thêm giờ đến 300 giờ trong một năm:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Làm thêm giờ
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương”.
Như vậy theo quy định trên thì việc tổ chức làm thêm giờ đến 300 giờ trong một năm ngoài thuộc các trường hợp quy định thì người sử dụng lao động còn phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
Do đó, nếu công ty bạn muốn huy động người lao động làm thêm giờ đến 300 giờ trong một năm thì bắt buộc phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
Thứ hai, xử phạt công ty tổ chức làm thêm đến 300 giờ mà không thông báo:
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.”
Như vậy theo quy định trên thì khi công ty bạn sử dụng người lao động làm thêm đến 300 giờ trong một năm mà không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lao động tại địa phương thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Khi công ty bạn tổ chức làm thêm đến 300 giờ trong một năm thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lao động tại địa phương; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trên đây là bài viết về vấn đề làm thêm đến 300 giờ có cần thông báo với cơ quan quản lý nhà nước? Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Tư vấn về thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được sa thải NLĐ tự ý bỏ việc có lý do chính đáng không?
- Thời điểm áp dụng kỉ luật kéo dài thời hạn nâng lương của NLĐ
- Có được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang nghỉ ốm đau không?
- Trường hợp không phải làm giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Không muốn kí hợp đồng sau thử việc người lao động phải làm sao?