19006172

Lập biên bản điều tra tai nạn lao động khi không có sơ đồ hiện trường 

Lập biên bản điều tra tai nạn lao động khi không có sơ đồ hiện trường 

Xin chào tổng đài tư vấn An Nam! Mình có vấn đề này liên quan đến tai nạn lao động muốn được các bạn hỗ trợ. Công ty mình có 1 anh bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về. Thời điểm xảy ra tai nạn không mời được giao thông đến để vẽ sơ đồ hiện trường hay lập biên bản gì thì bây giờ phải căn cứ vào đâu để lập biên bản điều tra tai nạn? Xin cảm ơn!



Sơ đồ hiện trườngTư vấn hợp đồng lao động:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVấn đề lập biên bản điều tra tai nạn lao động khi không có sơ đồ hiện trường; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ Khoản 5 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

“Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn; vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng

5. Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.

Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;

b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;

c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động”.

Bên cạnh đó, Điều 23 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định:

“Điều 23. Điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động

Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc; nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 11 và Điều 21 Nghị định này tiến hành xác minh; lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:

1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;

2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;

3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn”.

Sơ đồ hiện trường

Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172

Bạn cho biết bạn công ty bạn có người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về. Tuy nhiên, thời điểm xảy ra tai nạn CSGT để vẽ sơ đồ hay lập biên bản. Đối chiếu các quy định nêu trên thì trong trường hợp này việc tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động cần căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:

– Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;

– Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.

Hai văn bản nêu trên do người lao động hoặc thân nhân của người lao động đề nghị cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn cấp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Mức nhận trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động

Cách tính tiền trợ cấp một lần cho người bị tai nạn lao động

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam