Định kì khám sức khỏe cho nhân viên
Chào Tổng đài, theo tôi biết, pháp luật yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động phải định kì khám sức khỏe cho nhân viên. Vậy Tổng đài tư vấn cho tôi biết vấn đề này được quy định thế nào? Và nếu không thực hiện có bị xử phạt không?
- Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động mới nhất
- Chi phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 1/7/2016
- Bị tai nạn lao động có được hưởng chế độ ốm đau?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về định kì khám sức khỏe cho nhân viên; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau
Thứ nhất, về nghĩa vụ khám sức khỏe định kì cho nhân viên:
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 152 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”
Như vậy, định kì khám sức khỏe cho nhân viên là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động
Thứ hai, về xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 17 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP
“Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định;”
Đồng thời căn cứ vào Khoản 1, Điều 3, Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 3. Quy định về phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4, các khoản 2, 4 và 6 Điều 9, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 17, Khoản 4 Điều 28 và các điều từ Điều 29 đến Điều 34 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Theo đó, thì phía người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân. Nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
+) Người sử dụng lao động có nghĩa vụ khám sức khỏe định kì hàng năm cho nhân viên. Đối với những đối tượng là lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản; người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người làm công việc nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm; người lao động cao tuổi thì định kì 6 tháng một lần phải tổ chức khám sức khỏe định kì.
+) Về xử phạt; đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì sẽ bị xử phạt từ 10 triệu – 15 triệu. Nếu người sử dụng là tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 20-30 triệu đồng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về định kì khám sức khỏe cho nhân viên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:
Khám sức khỏe có được hưởng bảo hiểm y tế?
Hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có phải làm bù khi tạm hoãn hợp đồng lao động do dịch Covid-19?
- Có được khiếu nại khi công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội?
- Công ty ký nhiều lần hợp đồng với người lao động
- Trả lương cho NLĐ không đúng hạn bị phạt thế nào theo quy định mới?
- Quy định về thủ tục lập và đăng ký thỏa ước lao động tập thể