Bị câm và chưa có bằng lái xe thì có được đứng tên trên Giấy đăng ký xe không?
Cho em hỏi em bị câm và chưa có bằng lái xe thì em có được đứng tên trên giấy đăng ký xe ô tô không?
- Có được đứng tên trên giấy đăng ký xe ô tô khi chưa có bằng lái không?
- Mức xử phạt đối với lỗi không mang theo đăng ký xe ô tô
- Thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Bị câm và chưa có bằng lái xe thì có được đứng tên trên Giấy đăng ký xe không, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc đăng ký xe
9. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.”
Theo quy định trên, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được quyên đăng ký xe chính chủ nhung phải có sự đồng ý được ghi rõ trong tờ khai đăng ký xe của bố mẹ hoặc người giám hộ. Do đó, hiện tại pháp luật chỉ không cho phép đối tượng dưới 15 tuổi được đăng ký xe còn những trường hợp khác vẫn được đăng ký xe. Điều này được hiểu là: đối tượng bị câm điếc, mù, khuyết tật…. hoặc không có bằng lái vẫn được đứng tên trên đăng ký xe.
Cần lưu ý: việc được đứng tên trên đăng ký xe không có nghĩa là được điều khiển phương tiện đang đứng tên. Do đó, điều kiện về độ tuổi để được điều khiển các phương tiện giao thông theo Khoản 1 Điều 60 Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Kết luận: Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về việc cấm người bị khuyết tật (câm, điếc, khiếm thị…) hoặc chưa có bằng lái xe không được đăng ký xe chính chủ mà chỉ không cho đối tượng dưới 15 tuổi đăng ký xe. Do đó, bạn bị câm và chưa có bằng lái xe nếu đã trên 15 tuổi thì hoàn toàn có thể đăng ký xe tên bạn mà không bị hạn chế gì.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề bị câm và chưa có bằng lái xe thì có được đứng tên trên Giấy đăng ký xe không.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Có bằng lái xe ô tô nhưng đã hết hạn sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Cơ quan đăng ký ô tô hoặc xe máy theo quy định của pháp luật
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Mọi thắc mắc về vấn đề giao thông đường bộ bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức phạt khi xe máy chạy quá tốc độ 25km/h
- Phân loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41/2019/BGTVT
- Cấp giấy phép lưu thông trong khung giờ hạn chế ở TP.HCM cho xe nào?
- Điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn bị tước bằng bao nhiêu tháng?
- Mức phạt mô tô ba bánh lùi xe không có tín hiệu báo trước