19006172

Có thể nhờ người khác nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ?

Nội dung câu hỏi:

Chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi có thể nhờ người khác nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ không! Em uống rượu đi xe máy khi CSGT thổi nồng độ cồn em bị 0,37 nên bị giữ xe. Không biết khi đi nhận lại xe em cần chuẩn bị những gì? Nếu hôm đó em bận thì có thể nhờ người khác đến nhận xe thay cho em được không? Mong anh, chị giải đáp giùm! Em cảm ơn!



Nhờ người khác nhận lại xeTư vấn luật giao thông:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề có thể nhờ người khác nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ không của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Có thể ủy quyền cho người khác đến nhận lại xe bị tạm giữ?

Việc ủy quyền nhận lại xe đang bị CSGT tạm giữ là một giao dịch dân sự thông thường. Vậy nên áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì: 

Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về Đại diện theo ủy quyền:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định về quản lý phương tiện, tang vật vi phạm hành chính quy định:

“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ

2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Bạn cho biết bạn điều khiển xe máy trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn 0,37 mg/1 lít khí thở. Bạn là người vi phạm nên chính bạn phải đến làm thủ tục nhận lại xe. Tuy nhiên, nếu có việc bận thì bạn vẫn có thể lập văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực để người khác nhận xe thay cho bạn.

Đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ cần mang theo Giấy tờ gì?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định về việc trả lại phương tiện tạm giữ như sau:

“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ

1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”

Như vậy, Khi đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ cần chuẩn bị mang theo những giấy tờ sau:

– Chứng minh nhân dân;

– Quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ;

– Văn bản ủy quyền (nếu có).

Nhờ người khác nhận lại xe

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Trên đây là giải đáp về vấn đề nhận lại phương tiện vi phạm giao thông bị tạm giữ. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu còn vướng mắc về có thể nhờ người khác nhận lại xe vi phạm giao thông bị tạm giữ không; bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam