Nội dung câu hỏi:
Các anh, chị bên tổng đài tư vấn cho em hỏi là CSGT được quyền kiểm tra giấy tờ gì của người tham gia giao thông thế ạ? Họ có thể yêu cầu em xuất trình chứng minh thư không ạ? Em cám ơn!
- Bỏ về khi CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ sẽ bị xử phạt thế nào?
- Công an có được dừng lại kiểm tra giấy tờ khi không có vi phạm không?
- Cảnh sát giao thông được dừng xe của người tham gia giao thông khi nào?
- Những giấy tờ cần phải mang theo khi đi nộp phạt giao thông
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Cảnh sát giao thông được kiểm tra những giấy tờ gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng phương tiện để kiểm soát giao thông, CSGT có quyền kiểm soát các loại giấy tờ sau đây:
– Giấy phép lái xe hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
– Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực của Giấy đăng ký xe kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (nếu đang trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe).
– Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đối với phương tiện phải kiểm định.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
– Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.
Không có lỗi CSGT có được dừng xe kiểm tra không?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT có quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm soát ngay cả khi không có vi phạm xảy ra.
Do đó, dù người tham gia giao thông không vi phạm, Cảnh sát giao thông vẫn được quyền yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, quyền này chỉ được thực hiện trong 04 trường hợp được pháp luật ghi nhận tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA. Cụ thể:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
– Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Mức phạt khi không xuất trình được các giấy tờ CSGT kiểm tra;
Không xuất trình được đầy đủ giấy tờ cho CSGT kiểm tra, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2029/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
– Lỗi không có hoặc không mang theo giấy đăng ký xe:
Lỗi |
Mức phạt |
|
Ô tô |
Xe máy |
|
Không có giấy đăng ký xe |
02 – 03 triệu đồng + Tước tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
800.000 – 01 triệu đồng (điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Không mang giấy đăng ký xe |
200.000 – 400.000 đồng (khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
100.000 – 200.000 đồng (khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
– Lỗi không hoặc không đem giấy phép lái xe:
Lỗi |
Mức phạt |
|
Ô tô |
Xe máy |
|
Không có giấy phép lái xe |
10 – 12 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
01 – 02 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Không mang giấy phép lái xe |
200.000 – 400.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
100.000 – 200.000 đồng (điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
– Lỗi không có bảo hiểm xe:
Phương tiện |
Mức phạt |
Ô tô |
400.000 – 600.000 đồng
(khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Xe máy |
100.000 – 200.000 đồng
(khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
– Lỗi không có giấy đăng kiểm xe (áp dụng đối với ô tô):
Mức phạt = 200.000 – 400.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Điều khiển ô tô đi quá tốc độ bị xử phạt như thế nào?
- Mức xử phạt đối với lỗi không mang theo đăng ký xe ô tô
- Tham gia giao thông có cần mang theo chứng minh thư nhân dân?
Mọi vấn đề vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không kinh doanh vận tải trong thời hạn bao lâu sẽ bị thu hồi giấy phép?
- Mức xử phạt khi điều khiển xe ô tô vượt xe tại vị trí đầu dốc năm 2023
- Quy định về việc gắn phù hiệu cho xe tải dùng để vận chuyển hàng hóa
- Quy định về các giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông năm 2023
- Chiều cao xếp hàng của xe có khối lượng hàng chuyên chở dưới 2,5 tấn