Nội dung câu hỏi:
Cho em hỏi về vấn đề đi xe máy không có bằng lái và chạy quá tốc độ se bị phạt thế nào ạ. Em lái xe máy không có bằng xe máy chạy quá tốc độ 57/50 thì bị phạt bao nhiêu? Em bị tạm giữ xe 1 tuần nhưng xe em lại là xe mượn của bạn vậy khi em lấy xe có phải nhờ cả chủ đăng ký của chiếc xe ấy đi cùng không ạ?
- Mứcxử phạt lỗi không mang bằng lái và Giấy đăng ký xe khi tham gia giao thông
- Điều khiển xe máy quá tốc độ có được nộp phạt qua đường bưu điện không?
- Xe bị bắn tốc độ 55/50 bị lập biên bản và giữ bằng lái xe có đúng không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề đi xe máy không có bằng lái và chạy quá tốc độ 57/50 km/h thì bị phạt bao nhiêu? Chúng tôi xin tư vấn như sau:
Đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ;
Căn cứ vào Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;”
Như vậy, đối với lỗi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ 57/50 km/h thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Xử phạt đối với hành vi không có giấy phép lái xe
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Ngoài ra, căn cứ điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
Như vậy, với hành vi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe, bạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Xử phạt chủ phương tiện khi giao xe cho người không có bằng lái xe;
Căn cứ điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);”
Nhận lại phương tiện bị tạm giữ;
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA như sau:
“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
2.Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, người đến lấy lại xe bị tạm giữ là người vi phạm được ghi trong quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính và nếu ủy quyền cho người khác thì phải có văn bản ủy quyền.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề Không có bằng lái và chạy quá tốc độ thì bị phạt bao nhiêu? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Quy định về xử phạt người mượn xe không có giấy phép lái xe
- Giấy tờ bắt buộc phải có khi điều khiển xe máy tham gia giao thông
Trong quá trình giải quyết vấn đề đi xe máy không có bằng lái và chạy quá tốc độ 57/50 km/h nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Xe máy chở hàng hóa cồng kềnh bị xử phạt như thế nào?
- Điều khiển xe máy chở trẻ em mà vượt quá số lượng quy định
- Cải tạo thùng xe có cần phải làm thủ tục đăng ký lại xe không?
- Lỗi giao xe ô tô đã hết hạn đăng kiểm cho nhân viên điều khiển
- Mức xử phạt người điều khiển ô tô chở quá số hành khách cho phép