19006172

Điều khiển xe máy tự lắp ráp tham gia giao thông năm 2023

Điều khiển xe máy tự lắp ráp tham gia giao thông năm 2023

Xin chào tổng đài tư vấn An Nam, tôi có vấn đề nhờ tổng đài như vấn giúp tôi: Tôi là thợ sửa xe máy, trong quá trình làm việc tôi có tận dụng linh kiện thừa của nhiều loại xe khác nhau và lắp ráp thành một chiếc xe máy. Nếu điều khiển xe máy tự lắp ráp này tham gia giao thông thì tôi có bị xử phạt không? Tôi có được nộp phạt nhiều lần không? Tôi xin cảm ơn.



Điều khiển xe máy tự lắp ráp

Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, lỗi điều khiển xe máy tự lắp ráp tham gia giao thông

Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 3 và điểm d Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp bạn tận dụng các linh kiện thừa của nhiều loại xe để lắp ráp ra một chiếc xe máy. Nếu bạn sử dụng xe này để tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt với lỗi điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông và bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng và 3.000.000 đồng đồng thời bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe A1 từ 01 tháng đến 03 tháng.

Thứ hai, có được nộp phạt nhiều lần hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

“Điều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần

1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.

Điều khiển xe máy tự lắp ráp

Như vậy, theo quy định trên, việc nộp phạt nhiều lần chỉ được áp dụng khi người vi phạm thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:

+ Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân;

+ Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần (phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế).

Theo đó, trường hợp bạn điều khiển xe máy bị lỗi điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông thì mức phạt tiền đối với bạn từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (nhỏ hơn 20.000.000 đồng theo quy định được nộp phạt nhiều lần) nên bạn không thuộc đối tượng được nộp phạt nhiều lần.

Trên đây là toàn bộ bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Điều khiển xe máy tự lắp ráp tham gia giao thông năm 2023.

Nếu còn vướng mắc về vấn đề điều khiển xe máy tự lắp ráp  bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Điều khiển xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị xử phạt không?

Mức xử phạt khi điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu và không có xi nhan

luatannam