Điều khiển xe quá tải trọng cho phép cầu đường
Tôi điều khiển xe ô tô tải của vợ đi chở hàng. Tôi bị CSGT xử phạt với lỗi điều khiển xe quá tải trọng cho phép 69% thì tôi bị xử phạt như thế nào? Vợ tôi có bị xử phạt lỗi giao xe không?
- Sử dụng máy trợ thính, bị lao phổi có đủ điều kiện thi bằng lái xe không?
- Xử phạt khi ô tô đi ngược chiều của đường một chiều
- Quy định pháp luật về tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Điều khiển xe quá tải trọng cho phép cầu đường, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điểm b khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;“
Như vậy, trong trường hợp này, bạn điều khiển xe của vợ bạn, thì bạn sẽ được coi như là chủ phương tiện.
Căn cứ Điểm c khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 33 Nghị định này.“
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
“Điều 33. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;“
Như vậy, với hành vi điều khiển xe quá tải trọng cho phép cầu đường, bạn sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm c khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h khoản 10; khoản 11; điểm b khoản 12 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;“
Như vậy, bên cạnh hành vi bị phạt tiền, anh còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết:
Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe
Điều kiện về độ tuổi khi điều khiển xe gắn máy và có yêu cầu bằng lái không?
Mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định về thiết bị in hóa đơn được kết nối với đồng hồ tính tiền cước
- Các loại xe mà người có giấy phép lái xe hạng B1 được điều khiển
- Thủ tục với xe có phù hiệu xe cố định muốn chuyển qua chở khách theo hợp đồng
- Ô tô có trọng tải 3 tấn thì tốc độ tối đa cho phép bao nhiêu?
- Không có bằng cấp hai có được nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên hạng D không?