Đòi tiền đặt cọc trong hợp đồng cho thuê nhà
Phòng trọ em khi mới kí hợp đồng thuê nhà một năm, đặt cọc là 3,5 triệu đồng. Nếu ở trên 6 tháng thì mất 600.000 đồng tiền cọc. Hai người bạn của em dọn đi khi ở ba tháng. Em lấy tiền của em trả lại cho hai bạn ấy với điều kiện anh chủ nhà trả lại 50% của tiền đặt cọc cho hai bạn ấy.
Bài viết liên quan:
- Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Nhưng em hiểu lầm là trả 50% tiền đặt cọc của nhà nên mình trả dư 725.000 đồng. Giờ em và anh chủ nhà gọi các bạn đến tính lại tiền nhưng bạn ấy không qua trả thì em có quyền đòi lại hay không hay là mình mất trắng số tiền ấy.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Hai bạn của bạn dọn đi khi ở được 3 tháng tức là đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự thì:
“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”
Như vậy, pháp luật dân sự ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, nếu có thỏa thuận nhất định trong hợp đồng, hai bạn của bạn sẽ phải thực hiện theo thỏa thuận đó.
Căn cứ vào quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự nêu trên và quy định của Luật nhà ở thì bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:
– Không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng;
– Tăng giá thuê nhà bất hợp lý;
– Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà thì bên thuê nhà phải báo cho bên cho thuê trước một tháng, nếu không có thỏa thuận khác.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
Do vậy, nếu hai bạn của bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 498 Bộ luật dân sự thì hai bạn của bạn sẽ được lấy lại tiền đặt cọc và không phải bồi thường cho bên cho thuê.
Tuy nhiên, trường hợp mà hai bạn của bạn không thuộc một trong ba trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 498 Bộ luật dân sự, do vậy, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì hai bạn của bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên cho thuê theo quy định tại khoản 4 Điều 426 Bộ luật dân sự.
Về vấn đề đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác“.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn và anh chủ nhà có quyền đòi lại số tiền mà bạn đã đưa và yêu cầu hai bạn của bạn đến để giải quyết. Nếu hai bạn của bạn vẫn cố tình không trả tiền đặt cọc cho bạn thì bạn có thể yêu cầu TAND cấp quận/huyện nơi có bất động sản để giải quyết.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được công ty chúng tôi tư vấn.
- Có được đòi lại đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
- Góp vốn tài sản trên đất thuộc dự án trong khu công nghiệp
- Quy mô và thời hạn sử dụng theo giấy phép xây dựng có thời hạn tại Hải Phòng
- Quy định về chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở
- Giải quyết tranh chấp khi mua đất bằng giấy tờ viết tay năm 2015