19006172

Hai loại tem thường thấy trên kính xe ô tô và mức phạt nếu không dán tem

Nội dung câu hỏi:

Trên kính xe ô tô mình thường thấy có 2 miếng dán; 1 màu vàng chanh và 1 màu xanh dương. Không hiểu nó có ý nghĩa như thế nào? Nếu không có thì có bị phạt không?



Tư vấn luật giao thông:

Với trường hợp về 2 loại tem thường thấy trên kính xe ô tô Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Hai loại tem thường thấy trên kính xe ô tô;

– Tem đăng kiểm xe (màu vàng):

Để đảm bảo an toàn đồng thời bảo vệ môi trường thì hầu hết các chủ xe mới điều phải tiến hành làm thủ tục đăng kiểm xe ô tô trước khi đăng ký xe mới. Đây là một quy trình quan trọng và bắt buộc chủ sở hữu xe phải thực hiện. Ở đây khi các bạn đến làm thủ tục đăng kiểm xe ô tô thì nhân viên đăng kiểm sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra theo đúng trình tự đã quy định để biết xe có đạt tiêu chuẩn hay không.

  • Nếu đạt:  Chủ sở hữu xe sẽ được cấp hoặc được phép gia hạn giấy đăng kiểm trước đó.
  • Nếu không đạt: Chủ sở hữu xe bắt buộc phải hoàn thiện những lỗi chưa đạt đến khi nào đạt thì mới được cấp giấy đăng kiểm xe.

​Trên thực tế hiện nay có rất nhiều phương tiện đã quá thời gian sử dụng, lỗi thời cũ kỹ nhưng vẫn được đưa vào sử dụng nó ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm bên trọng lại vừa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó những xe trước khi được đưa vào sử dụng tham gia giao thông thì cần phải được đăng kiểm để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. 

Tùy thuộc vào từng loại xe cụ thể và tuổi thọ hiện có của xe mà có những thời hạn đăng kiểm quy định. Thông thường thì thời hạn đăng kiểm xe ô tô sẽ được nêu cụ thể trên tem đăng kiểm xe, loại tem này sẽ được dán trực tiếp lên chắn gió phía trên.

– Tem nộp phí sử dụng đường bộ (màu xanh):

Đường bộ là phần diện tích của đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ được nhà nước hoặc tập thể tiến hành xây dựng để các phương tiện vận tải và người tham gia giao thông. Mỗi tuyến đường đều có chất lượng và tuổi thọ khác nhau. Trong quá trình sử dụng đường bộ thì thao tác bảo trì và sửa chữa là yếu tố không thể thiếu. Và muốn có đủ tài chính để bảo trì và sửa chữa thì cần tiến hành thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông. Do đó, có thể hiểu chi phí bảo trì đường bộ là khoản phí sử dụng đường bộ thu trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, mà chủ phương tiện phải nộp.

Khoản phí này thu theo năm, xe bạn đi ít hay nhiều vẫn phải nộp bình thường Phí bảo trì chưa bao gồm phí cầu đường mà tài xế phải nộp khi đi qua các trạm thu phí đường bộ (hiện cả nước có 53 trạm thu phí BOT). Nói cách khác, chủ xe vừa phải đóng phí đường bộ hàng năm, vừa bị thu phí qua trạm BOT.
 
Quỹ bảo trì đường bộ được lấy từ phí sử dụng đường bộ quy định tại Thông tư số 293/2016/TT-BTC như sau: “c) Số tiền còn lại (sau khi trừ số tiền quy định tại điểm a và điểm b Khoản này) tổ chức thu phí chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam (việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại). Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí”.
Sau khi nộp phí sử dụng đường bộ, chủ xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước Trên tem có ghi rõ ngày hết hạn, và thường dán song song với tem đăng kiểm.

Mức phạt khi không có tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Căn cứ Điểm e Khoản 5 và Điểm a Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

“5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy, nếu không có tem đăng kiểm thì người điều khiển xe sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Không dán tem phí đường bộ trên kính xe ô tô có bị phạt không

Căn cứ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì không có bất kỳ quy định nào về việc xử phạt khi không dán tem phí đường bộ trên kính xe ô tô. Tuy nhiên, mặc dù sẽ không bị xử phạt nhưng khi xe đến kỳ đăng kiểm, cơ quan đăng kiểm sẽ thực hiện việc truy thu toàn bộ phí đường bộ mà chủ phương tiện đang nợ. Cụ thể tại a4, điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định:

“Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của các chu kỳ đăng kiểm trước theo thời hạn quy định thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước. Trường hợp chu kỳ đăng kiểm có thời gian trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thì thời điểm xác định phí tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí phải nộp của chu kỳ trước, số phí phải nộp bằng mức thu phí của 01 tháng nhân với thời gian nộp chậm.”

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Trên kính xe ô tô mình thường thấy có 2 miếng dán; 1 màu vàng chanh và 1 màu xanh dương. Không hiểu nó có ý nghĩa như thế nào? Nếu không có thì có bị phạt không?

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề vượt xe trên đường giao nhau, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam