Bản sao trích lục giấy khai sinh
Em quê ở Hà Tĩnh tuy nhiên chuyển vào Bình Phước sinh sống đã lâu. Giấy khai sinh của em làm ở Hà Tĩnh, tuy nhiên em bị mất giấy khai sinh chỉ còn lại 1 bản giấy khai sinh (bản sao). Trước đây khi em về xin lại giấy khai sinh bản sao thì UBND xã cấp cho đúng giấy khai sinh (bản sao). Tuy nhiên ngày 20/04/2017 em có về xin cấp lại giấy khai sinh bản sao nữa thì họ chỉ cấp cho bản sao trích lục giấy khai sinh. Vậy giấy trích lục khai sinh có hiệu lực như thế nào và tại sao họ không cấp cho giấy khai sinh (bản sao) nữa. Nếu luật mới ra cho toàn quốc gia thì mong văn phòng luật cho em xin bản luật mới ra về điều này.
- Giá trị pháp lý của bản chính và bản trích lục Giấy khai sinh
- Thủ tục và thẩm quyền đăng ký lại giấy khai sinh
- Làm thế nào để được cấp lại bản chính giấy khai sinh?
- Không đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về bản sao trích lục giấy khai sinh, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về giá trị bản sao trích lục giấy khai sinh:
Căn cứ Khoản 2 và khoản 9 Điều 4 Luật hộ tịch 2014:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.”
Như vậy, bản sao trích lục hộ tịch gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Sổ hộ tịch hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. Bản sao trích lục giấy khai sinh là bản sao trích lục hộ tịch và có giá trị tương tự như bản chính.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Và căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
“7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.”
Như vậy, sổ hộ tịch được xác định là một loại sổ gốc, và bản sao được cấp từ sổ hộ tịch thực chất là bản sao trích lục hộ tịch.
Do đó, trước đây bạn được cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ hộ tịch thực chất là bản sao trích lục giấy khai sinh.
Thứ hai, về việc không cấp bản sao giấy khai sinh:
Theo quy định hiện hành tại Điều 63 Luật hộ tịch 2014
“Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký”.
Như vậy, hiện nay thì không cấp bản sao giấy khai sinh mà chỉ cấp trích lục giấy khai sinh. UBND xã giải quyết như vậy là đúng quy định pháp luật.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận
Bản sao trích lục giấy khai sinh có giá trị sử dụng thay cho bản chính.
Việc cấp bản sao trích lục giấy khai sinh được quy định tại Luật hộ tịch 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi về bản sao trích lục giấy khai sinh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Bản sao trích lục giấy khai sinh có giá trị như thế nào?
Cơ quan nào cấp trích lục giấy khai sinh?
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh
Mọi vấn đề vướng mắc về bản sao trích lục giấy khai sinh. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.