19006172

Khởi kiện khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Kính chào Luật sư! Tôi muốn hỏi về vấn đề khởi kiện khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm và khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, cụ thể:

Tôi đã có vợ và 2 con gái và tôi có chút tình cảm với cô A. Nhưng không sống chung hay có mối quan hệ vượt quá giới hạn. Qua 21 năm chung sống với vợ giờ tôi đã không thể tiếp tục nên đã quyết định ly hôn. Tôi đã gửi đơn cho vợ. Nội dung đơn là để lại toàn bộ tài sản cho vợ con nhưng vợ tôi không ký. Tôi đã nhờ Luật sư làm đơn ly hôn đơn phương.

Tôi có 2 vấn đề muốn hỏi Luật sư:

1/ Tôi đã ra khỏi nhà hơn 2 tháng và có thuê nhà gần nhà cô A để ở. Lý do là tránh ảnh hưởng nơi tôi sinh sống và làm việc, giảm chi phí sinh hoạt. Cô A cũng tiện lo cơm nước giặt giũ cho tôi nhưng không hề qua đêm lại. Sau 1 tháng thì con gái lớn và má tôi đột nhiên ập vào nhà đánh cô A tới tấp. Hai người còn quay lại video đe doạ cô A và cả tôi (vì tôi là Đảng viên). Trước đó, con gái tôi có dùng facebook mạng xã hội nhục mạ cô A, nhắn tin xúc phạm danh dự cô A (có bằng chứng xác thực). Vậy con gái tôi có vi phạm luật gì không thưa Luật sư? Cô A có thể kiện con gái lớn tôi hay không?

2/ Vợ tôi đã đưa video đánh ghen lên Cơ quan Đảng cấp trên của tôi. Vợ tôi còn đe doạ nếu ly hôn thì sẽ làm đơn khiếu nại. Khi đó tôi sẽ mất tất cả (công việc, chức vụ hiện tại và Đảng). Theo Luật sư, tôi nên ứng xử thế nào cho đúng? Và tôi có vi phạm luật một vợ một chồng trong Đảng không? (Tôi và cô A chưa chung sống với nhau như vợ chồng và hiện tại tôi đang sống tại nhà má ruột của tôi để thuận tiện cho việc ly hôn mà không ảnh hưởng gì đến cô A). Chân thành cảm ơn Luật sư đã dành thời gian quý báu đọc và trả lời mail tôi!



Tư vấn Hôn nhân gia đình:xúc phạm danh dự

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, căn cứ bồi thường khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Thứ hai, xác định mức bồi thường khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Như vậy

Danh dự, nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Bởi vậy, khi cô A chứng minh được việc bị mẹ và con gái bạn xâm phạm danh dự, nhân phẩm thì có quyền khởi kiện đến Tòa án cấp huyện nơi họ cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại (theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm:

+) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Mức bồi thường khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, lương cơ sở là 1.210.000 đồng và từ 1/7/2017 tăng lên là 1.300.000 đồng.

xúc phạm danh dự

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Thứ hai, về việc vi phạm nghĩa vụ một vợ, một chồng.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Do đó, như thông tin bạn cung cấp, bạn đang có quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác thì đã vi phạm quy định về nghĩa vụ vợ chồng theo Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”

Kết luận

Việc bạn có tình cảm với cô A khi đang có quan hệ hôn nhân với vợ thì đã vi phạm chế định một vợ, một chồng. Và tùy từng trường hợp cụ thể, bạn có thể bị xử lý như sau:

Xử lý đảng viên khi có hành vi ngoại tình

Công chức, viên chức ngoại tình bị xử lý như thế nào?

Chồng chung sống với người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam