Không kết hôn có yêu cầu cấp dưỡng được không
Không kết hôn có yêu cầu cấp dưỡng được không? Tôi năm nay 20 tuổi tôi có quen một anh năm nay 27 tuổi đã ly hôn vợ. Hiện tại thì tôi đang mang thai được 7 tháng. Tôi yêu cầu anh ta nói gia đình anh ta lên cưới tôi để cùng lo cho đứa con nhưng anh ta và gia đình đều im lặng. Theo tôi được biết thì anh ta mới quen được một cô người yêu mới được 1 tháng nên tôi yêu cầu anh ta kí thỏa thuận cấp dưỡng nuôi con. Nhưng anh ta không chịu kí và còn nói với cô người yêu mới rằng đứa con trong bụng tôi chắc gì của anh ta. Vậy cho tôi hỏi sau khi tôi sinh ra, tôi có thể nộp đơn lên tòa và yêu cầu giám định ADN không và con tôi có được hưởng cấp dưỡng hằng tháng tới năm 18 tuổi không? Tôi xin chân thành cảm ơn ạ.
- Quy định về mức và phương thức cấp dưỡng sau khi ly hôn?
- Thỏa thuận không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
- Từ chối việc cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn 1900 6172. Trường hợp không kết hôn có yêu cầu cấp dưỡng được không, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”
Như vậy, trường hợp này bạn có quyền yêu cầu cha của đứa trẻ cấp dưỡng cho cháu. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định quan hệ cha con.
Về thủ tục xác định quan hệ cha con:
Trường hợp 1: Nếu không có tranh chấp
Căn cứ quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật hộ tịch 2014:
“Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc”.
Theo đó, nếu không có tranh chấp thì bạn cần nộp tờ khai theo mẫu và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con (thường sẽ là kết quả giám định ADN) cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc cha đứa trẻ
Trường hợp 2: Nếu có tranh chấp
“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
Như vậy, nếu cha đứa bé không chịu nhận con, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người cha đang cư trú, làm việc để yêu cầu xác định cha – con đồng thời yêu cầu cấp dưỡng cho con. Và sau khi đã xác định cha con rồi mà cha của đứa bé không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án buộc cha đứa bé thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trên đây là giải đáp vấn đề không kết hôn có yêu cầu cấp dưỡng được không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Phải làm gì khi chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng?
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về không kết hôn có yêu cầu cấp dưỡng được không; xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp để nhận con nuôi
- Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam
- Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thay đổi nơi cư trú
- Lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài
- Điều kiện để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo