Lỗi đi sai làn bị xử phạt thế nào, nộp phạt qua bưu điện có được không?
Lỗi đi sai làn bị xử phạt thế nào, nộp phạt qua bưu điện có được không? Tôi đi xe máy mà bị lỗi sai làn thì phạt có nặng không? Tôi muốn nộp phạt qua bưu điện có được không? Thủ tục như thế nào?
- Mức phạt lỗi điều khiển xe máy đi sai làn đường theo quy định
- Những trường hợp được phép nộp phạt qua đường bưu điện
- Thủ tục nộp phạt qua đường bưu điện khi vi phạm giao thông đường bộ
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về Lỗi đi sai làn bị xử phạt thế nào, nộp phạt qua bưu điện có được không; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất về mức phạt của lỗi sai làn
Căn cứ điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà”
Như vậy, trường hợp bạn đi xe máy với lỗi đi sai làn sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Thứ hai, về hình thức nộp phạt qua bưu điện
Căn cứ Mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP quy định như sau:
“3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”
Căn cứ khoản 2, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP:
“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
2. Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, người vi phạm bị xử phạt sẽ có thể nộp phạt qua bưu điện thay vì phải đến trực tiếp nếu lỗi vi phạm đó chỉ áp dụng hình thức xử phạt tiền.
Kết luận: Trường hợp của bạn bị xử phạt từ 300.000 đến 400.000 và không bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tước bằng lái xe nên có thể nộp qua đường bưu điện.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Thời điểm được nhận lại bằng lái xe khi đã nộp phạt qua bưu điện
Có được ủy quyền nộp phạt qua đường bưu điện hay không?
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Công ty có 2 xe ô tô 5 tấn để chở hàng có phải làm giấy phép kinh doanh vận tải?
- Mức phạt khi quay đầu xe ô tô trên cầu theo quy định của pháp luật hiện hành
- Bằng lái xe nước ngoài có được lái xe ở Việt Nam?
- Xe lắp phù hiệu giả, phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp
- Xử phạt người không thắt dây an toàn theo quy định năm 2021