Mức phạt cho xe máy rú ga liên tục trong đô thị
Mức phạt cho xe máy rú ga liên tục trong đô thị? Mình bị lỗi rú ga liên tục trong khu đô thị và không sử dụng bộ phận giảm thanh (pô nổ) và tự ý thay đổi đặc tính xe. Vậy tổng tiền phạt của mình là bao nhiêu? Trường hợp của em có bị tạm giữ giấy phép lái xe không?
Về vấn đề: Mức phạt cho xe máy rú ga liên tục trong đô thị; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định Mức phạt cho xe máy rú ga liên tục Mức phạt cho xe máy rú ga liên tục
Căn cứ theo Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính giao thông đường bộ, đường sắt:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy khi liên tục rú ga (nẹt pô) trong khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
-->Mức phạt người điều khiển xe máy bấm còi, rú ga liên tục trong khu đông dân cư
Thứ hai, về vấn đề xử phạt lỗi tự ý thay đổi đặc tính xe
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”.
Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính xe; khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe.
-->Xử phạt lỗi điều khiển xe sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định
Thứ ba, quy định về xử phạt lỗi điều khiển xe máy không sử dụng bộ phận giảm thanh
Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;.”
Theo đó, với lỗi điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Tóm lại, các lỗi vi phạm của bạn sẽ xử phạt độc lập với nhau, nên mỗi lỗi vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền với từng lỗi đó theo như mức phạt nêu trên.
Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, quy định về tạm giữ giấy phép lái xe
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ, đường sắt.
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Theo quy định trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy tờ liên quan đến người điều khiển phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Do đó, trường hợp bạn vi phạm các lỗi rú ga liên tục trong khu đô thị và không sử dụng bộ phận giảm thanh (pô nổ) và tự ý thay đổi đặc tính xe thì áp dụng hình thức xử phạt tiền do đó, bên phía CSGT có quyền lập biên bản tạm giữ Giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc nộp phạt của bạn.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề mức phạt cho xe máy rú ga liên tục trong đô thị, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Hành vi rú ga liên tục thì bị tước bằng lái xe bao lâu?
- Quy định về các giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông năm 2023
- Mức phạt xe máy tham gia giao thông không gắn biển số
- Xử phạt người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ
- Xử phạt lỗi điều khiển xe honda nhưng dán nhãn hiệu xe suzuki trên xe
- Mức phạt đối với lỗi không mang đăng ký xe của xe máy theo quy định