Do đi xe máy quên không gạt chân chống nên khi qua đoạn đường có cảnh sát giao thông thì tôi bị yêu cầu dừng lại. Khi CSGT kiểm tra giấy tờ thì bảo hiểm trách nhiệm hết hạn thì tổng mức phạt là bao nhiêu tiền? Phía CSGT có yêu cầu tôi nộp phạt tiền tại chỗ với mức 2.500.000 đồng và không lập biên bản có đúng không? Có phải trường hợp lập biên bản thì sẽ bị tước Giấy phép lái xe đúng không? Tôi muốn khiếu nại thì có thể khiếu nại đến đâu?
Với trường hợp lỗi không gạt chân chống xe máy, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về vấn đề xử phạt lỗi không gạt chân chống xe
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt xe máy sử dụng chân chống quệt xuống đường như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.;”
Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 23. Phạt tiền
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.
Như vậy, hành vi sử dụng chân chống quệt xuống đường khi xe đang chạy bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trường hợp không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức tiền phạt cụ thể chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
-->Mức phạt đối với người điều khiển xe máy sử dụng chân chống quệt xuống đường
Thứ hai, quy định về xử phạt lỗi điều khiển xe khi bảo hiểm xe hết hạn
Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;”
Theo đó, bạn điều khiển xe máy mà không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Thứ ba, quy định về các trường hợp được nộp phạt tại chỗ
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
Như vậy, theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản. Do đó, trường hợp lỗi vi phạm của bạn có mức phạt trên 250.000 đồng nên việc CSGT yêu cầu bạn nộp phạt tại chỗ và không lập biên bản là đã vi phạm quy định của pháp luật.
-->Cảnh sát giao thông không lập biên bản xử phạt
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông 19006172
Thứ tư, khiếu nại hành vi hành chính
Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể như sau:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Theo quy định trên, nếu bạn muốn khiếu nại về hành vi hành chính của CSGT thì bạn có thể:
– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có hành vi hành chính trái pháp luật, bạn có đến Đội, phòng CSGT nơi công tác của người có hành vi hành chính trái pháp luật để khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp đến đồng chí CSGT đã có hành vi vi phạm.
– Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại trực tiếp đến Đội trưởng phòng CSGT nơi công tác của đồng chí CSGT để khiếu nại.Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm khi tham gia giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Quên không gạt chân chống xe máy có bị tước giấy phép lái xe không?
- Lắp biển số xe không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông do trẻ băng qua đường
- Mức phạt với hành vi chở hàng hóa quá tải trọng cầu đường 50%
- Quy định pháp luật về đăng ký sang tên xe là di sản thừa kế
- Đủ bao nhiêu tuổi trong năm 2021 sẽ được học bằng lái hang D?