Quy định về mức phạt đối với lỗi tự ý thay đổi kết cấu của xe
Tổng đài cho tôi hỏi, tôi có một chiếc xe máy Honda đời cũ. Do cục máy bị hỏng mà không có phụ tùng thay thế nên tôi đã thay bằng một cục máy khác có động cơ mạnh hơn nhiều. Vậy xin hỏi trường hợp như tôi điều khiển xe này tham gia giao thông có vi phạm lỗi tự ý thay đổi kết cấu của xe không?
- Lỗi điều khiển xe ô tô tải lắp thùng không đúng thiết kế
- Xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường phạt bao nhiêu?
- Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ trên đường cao tốc
Tư vấn giao thông đường bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về thay đổi kết cấu của xe
Căn cứ khoản 2 điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
“Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Theo đó, theo quy định thì chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, trường hợp bạn tự ý thay bằng một cục máy khác có động cơ mạnh hơn tức là đã thay đổi kết cấu của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, về mức xử phạt tự ý thay đổi kết cấu của xe
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”
Như vậy, trường hợp bạn tự ý thay bằng một cục máy khác có động cơ mạnh hơn thì bạn sẽ bị phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu của xe với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 3 và Điểm d Khoản 5 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau :
“Điều 17. Xử phạt người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về Điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
…3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”
Như vậy, với lỗi điều khiển loại xe lắp ráp trái quy định tham gia giao thông bị sẽ bị:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
– Bị tịch thu phương tiện;
– Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quy định về mức phạt đối với lỗi tự ý thay đổi kết cấu của xe của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức phạt khi tự ý thay đổi đặc tính của xe
Thay đổi linh kiện của xe máy có bị phạt không?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lỗi tự ý thay đổi kết cấu của xe; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định về độ tuổi tối đa được phép thi bằng lái xe hạng A1
- Chu kỳ đăng kiểm của xe ô tô 4 chỗ sản xuất năm 2007
- Mức xử phạt đối với lỗi chở quá số người quy định trên xe 40 chỗ
- Xe ô tô chở hàng siêu trường có giấy phép lưu hành nhưng hết giá trị
- Phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải đối với xe của gia đình theo quy định