Quy định về tốc độ và kích thước xếp hàng hóa cho phép của xe máy như thế nào
Trong tháng em bị hai lần lập biên bản với lỗi đi xe máy quá tốc độ và vượt quá kích thước cho phép của xe. Nhân đây em muốn hỏi về tốc độ và kích thước xếp hàng hóa cho phép của xe máy để tránh những vi phạm về sau! Mong anh, chị hỗ trợ! Em cảm ơn!
- Vượt xe trên đường giao nhau phạt bao nhiêu?
- Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ trên đường cao tốc
- Quy định về mức phạt khi chạy quá tốc độ đối với xe máy
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về tốc độ và kích thước xếp hàng hóa cho phép trên xe máy, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 31/2019/TT–BGTVT quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc chung khi điều khiển phương tiện trên đường bộ về tốc độ và khoảng cách
1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc), kể cả đường nhánh ra vào đường cao tốc, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới và xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Riêng tốc độ, khoảng cách an toàn xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự chỉ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Thông tư này.”
Như vậy, theo quy định này thì người điều khiển xe máy, xe gắn máy trên đường bộ phải tuân thủ quy định về tốc độ được ghi trên biển báo hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu quy định về tốc độ thì người điều khiển xe máy, xe gắn máy phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Thông tư 91/2015/TT- BGTVT; cụ thể:
Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới |
|
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. |
60 |
50 |
Theo quy định trên, tốc độ cho phép đối với xe máy như sau
+) Trong khu vực đông dân cư:
- Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h;
- Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: 50 km/h.
+) Ngoài khu vực đông dân cư:
- Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h;
- Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới: 60 km/h.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, về kích thước xếp hàng hóa cho phép trên xe máy
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định:
“Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.”
Theo đó, xe máy được phép chở hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng của giá đèo hàng với mức tối đa như sau:
- Mỗi bên: Không quá 0,3 mét;
- Về phía sau: Không quá 0,5 mét;
Riêng đối với chiều cao xếp hàng: Tính từ mặt đường xe chạy không quá 1, 5 mét.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn về quy định tốc độ và kích thước xếp hàng hóa cho phép trên xe máy.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức phạt khi điều khiển xe mô tô đi ngược chiều
Xe máy chở hàng như thế nào thì bị coi là chở hàng cồng kềnh?
Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.