Quy định về việc xác định chủ phương tiện để xử lý vi phạm giao thông
Xin hỏi tổng đài luật giao thông đường bộ hiện nay quy định về việc xác định chủ phương tiện để xử lý vi phạm giao thông như thế nào ạ? Tôi cảm ơn nhiều!
- Xe ô tô quá tải cầu, đường mức phạt đối với chủ phương tiện và lái xe
- Mức phạt đối với tài xế và chủ phương tiện khi xe quá tải cầu đường
- Mức xử phạt đối với chủ phương tiện giao xe quá tải trọng cho người khác điều khiển?
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề xác định chủ phương tiện để xử lý vi phạm giao thông; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 6 Điều 80 Nghị định Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
đ) Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Kết luận: Theo quy định của pháp luật hiện hành việc xác định chủ phương tiện để xử lý vi phạm giao thông như sau:
– Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
– Người điều khiển phương tiện giao thông là vợ (chồng) của cá nhân đứng tên trong giấy đăng ký xe;
– Tổ chức, cá nhân thuê phương tiện của tổ chức cho thuê tài chính;
– Hợp tác xã trong trường hợp phương tiện vi phạm thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện.
– Cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản trong trường hợp chưa làm thủ tục sang tên, đăng ký xe.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề xác định chủ phương tiện để xử lý vi phạm giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Người điều khiển có được nộp phạt trước chủ phương tiện không?
Xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên thì xử phạt chủ phương tiện là ai?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Mức phạt xe máy chuyên dùng dừng xe bên trái đường một chiều
- Phù hiệu xe ô tô được cấp 01 lần duy nhất hay cấp lại theo định kì?
- Thẩm quyền cấp và hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe
- Những nội dung tối thiểu mà hợp đồng vận chuyển hành khách phải có
- Xe cứu hộ đi ngược chiều trên đường cao tốc có bị phạt?