19006172

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạn giao thông

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạn giao thông

Cho em hỏi em trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạn giao thông? Tôi điều khiển xe taxi đi trên đường hai chiều đi đúng tốc độ, làn đường theo quy định va chạm với xe máy đi ngược chiều lấn làn, quá tốc độ, có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, kết quả 2 xe va chạm hư hỏng nặng. Vậy em có được xe máy bồi thường không và mức bồi thường như thế nào?



Bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạnTư vấn luật giao thông:

Với trường hợp của bạn về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạn giao thông Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, vấn đề lỗi của người điều khiển xe máy

Căn cứ điểm g khoản 3, điểm b khoản 7 điều 6  Nghị định 46/2016/NĐ-CP

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông …;;”

Căn cứ tại Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia quy định:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Như vậy, việc đi sai làn, quá tốc độ và có nồng độ cồn là vi phạm pháp luật về giao thông nên người điều khiển xe máy có lỗi trong việc dẫn đến tai nạn xảy ra.

Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạn

Do bạn không cho chúng tôi biết cụ thể lỗi của hai người nên chúng tôi chia trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu lỗi hoàn toàn do người điều khiển xe máy

Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạn giao thông

Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo quy định trên, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại dựa vào yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Theo như tình huống bạn đưa ra thì nếu lỗi hoàn toàn thuộc về người điều khiển xe máy nên người đi xe máy phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn.

Bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạn

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Trường hợp 2: Cả hai bên đều có lỗi thì theo quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

Căn cứ điều 585 Bộ luật Dân sự 2015

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”

Như vậy, theo nguyên tắc của pháp luật, bên bị thiệt hại có phát sinh lỗi trong quá trình xảy ra tai nạn thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Cơ quan điều tra sẽ đưa ra kết luận về lỗi của các bên và các bên dựa vào tỉ lệ lỗi của mình thỏa thuận mức bồi thường. Nếu không thỏa thuận được mức bồi thường giữa hai bên thì có thể thông qua tòa án để giải quyết.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Xe ô tô gây tai nạn giao thông tại đường giao nhau

Mức xử phạt xe máy khi xảy ra tai nạn giao thông?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người gây tai nạn giao thông  bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172  để được tư vấn giải đáp.

luatannam