19006172

Trách nhiệm hình sự khi điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn

Trách nhiệm hình sự khi điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn

 điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn? Tôi lái xe ôtô trên đường đi làm về và đã uống rượu bia nhiều. Trên đường về do tôi ngủ gật có gây tại nạn với với 1 nguời đàn ông chạy xe môtô chở theo em bé 5 tuổi phía sau. Hậu quả là em bé chết người đàn ông bị gãy chân. Sau đó gia đình tôi đã đến gia đình bị nạn thăm hỏi và đã bồi thường thoả đáng. Bên nhà bị nạn đã làm đơn bãi nại và làm đơn từ chối giám định thương tích đối với người đàn ông bị gãy chân với cơ quan công an.

Tôi có một số tình tiết giảm nhẹ như đã có đơn bãi nại và đơn từ chối giám định thương tích của người đàn ông bị gãy chân, tôi là trụ cột, thu nhập chính của gia đình và có con nhỏ 4 tuổi, mẹ tôi 60 tuổi không có việc làm, vợ tôi làm nhân viên văn phòng (gia đình tôi có 4 người là 2 vợ chồng tôi, con nhỏ 4 tuổi và mẹ 60 tuổi). Nay tôi xin hỏi luật sư với những tình tiết giảm nhẹ ở trên thì tôi phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?



Điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạnTư vấn luật giao thông:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về việc điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng”.

Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

Điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp này của bạn chỉ có một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm b) khoản 1 Điều 51. Mà hành vi của bạn đã cấu thành tội phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 260 với khung hình phạt tù là từ 03 đến 10 năm. Do đó, trong quá trình xét xử, Thẩm phán sẽ cân nhắc đến tình tiết giảm nhẹ của bạn để quyết định mức hình phạt tù cụ thể. Tuy nhiên mức hình phạt tù đó thường sẽ dưới mức định khung cao nhất, tức là dưới mức 10 năm tù.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

Mức phạt đối với xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông

Mức phạt đối với người say rượu gây tai nạn giao thông

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi đối với vấn đề điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

 

 

Trả lời

luatannam