Từ năm 2018 người đi bộ sai luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tôi nghe bảo từ năm 2018 người đi bộ sai luật giao thông cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không biết thông tin này có chính xác không vì tôi được biết mấy người điều khiển xe mới bị thôi? Mong tổng đài tư vấn giùm tôi! Tôi cám ơn!
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ gây tai nạn
- Cố tình bỏ chạy khi bị dừng xe thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Gây tai nạn giao thông trong trường hợp nạn nhân có lỗi thì có bị tội gì không
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về vấn đề từ năm 2018 người đi bộ sai luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1, Điều 202 Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 quy định như sau:
“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Tuy nhiên Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”.
Dẫn chiếu quy định tại Khoản 22 và Khoản 23, Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
22. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
23. Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ”.
Như vậy:
Theo Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Điều này có nghĩa là chỉ người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ nếu vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự 2015 hiện hành đã truy cứu trách nhiệm hình sự cả với người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng. Và quy định này có hiệu lực từ 01/01/2018.
Kết luận:
Tóm lại, từ ngày 01/01/2018 nếu người đi bộ trên đường bộ vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Những thiệt hại phải bồi thường trong tai nạn giao thông
Điều khiển xe liên quan đến tai nạn giao thông không dừng lại
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề từ năm 2018 người đi bộ sai luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có được tham gia giao thông khi đang bị giữ bằng lái xe?
- Mức phạt đối với xe máy không nhường đường cho xe được quyền ưu tiên
- Năm 2023 xe máy chở hàng cồng kềnh được quy định như thế nào?
- Quy định về thủ tục cấp lại cavet xe ô tô khi bị mất
- Lỗi không chấp hành kiểm tra về chất ma túy khi CSGT yêu cầu năm 2023