Xe vận tải người nội bộ có cần niêm yết khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết”
Xe vận tải người nội bộ có cần niêm yết dòng chữ “Tính mạng con người là trên hết” hay không? Nếu không có sẽ bị phạt như thế nào?
- Không mang bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
- Có bị xử phạt đối với hành vi không có giấy phép lái xe khi đang bị tước quyền sử dụng?
- Mất bằng lái xe có được tham gia giao thông hay không?
Tư vấn luật giao thông:
Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điểm c Khoản 4 Điều 10; Điểm b Khoản 4 Điều 26; Điểm b Khoản 1 Điều 37; Khoản 1 Điều 44; Khoản 1 Điều 46 của Thông tư 63/2014/TT- BGTVT
“Điều 10: Niêm yết
4. Niêm yết trên xe
c) Niêm yết ở trong xe: biển số xe, giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu. Ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện, niêm yết khẩu hiệu : “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.”
“Điều 26: Quy định đối với xe buýt
4. Niêm yết:
b) Niêm yết bên trong xe: biển số xe, số hiệu tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé; số điện thoại đường dây nóng của đơn vị vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách. Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.”
“Điều 37: Quy định đối với xe taxi
1. Niêm yết
b) Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét, giá cước tính tiền cho thời gian chờ đợi và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả. Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.”
“Điều 44: Quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng
1. Niêm yết: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.
Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.”
“Điều 46: Quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch
1. Niêm yết: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.
Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, ta thấy khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết” được niêm yết bên trong, tại vị trí lái xe dễ nhận biết, của : Các xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, không áp dụng đối với xe ô tô vận tải người nội bộ.
Kết luận
Từ những quy định trên thì xe vận tải người nội bộ không cần phải có khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết”. Nên sẽ không bị xử phạt nếu không có.
Chỉ các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch mới cần khẩu hiệu này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Quy định về người điều hành kinh doanh vận tải
Xe có kinh doanh vận tải có cần giấy phép kinh doanh
Mọi thắc mắc liên quan đến giao thông đường bộ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chạy xe máy sử dụng điện thoại di động có bị tước bằng lái không?
- Chạy xe khách khi mã vùng điện thoại không đúng bị xử phạt thế nào?
- Tốc độ tối đa khi điều khiển xe trên đường cao tốc không có biển báo hiệu
- Quy định pháp luật về lỗi thay đèn pha bằng bóng đèn led
- Quy định của pháp luật về đường cấm mới nhất