Xử phạt hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy và không đội mũ bảo hiểm
Tôi có hành vi sử dụng điện thoại khi đang đi xe máy; không đội mũ bảo hiểm thì bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi có thể nộp phạt luôn cho CSGT hay không?
- Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị xử phạt hành chính không?
- Xử phạt khi chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm
- Xe máy chở 3 người khi đưa đi cấp cứu mà không đội mũ bảo hiểm
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi của bạn về vấn đề sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy và không đội mũ bảo hiểm, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về mức phạt với người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm
Căn cứ Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;”
Như vậy, với hành vi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm thì bạn bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thứ hai, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6: Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Theo đó:
Người đang điều khiển xe mô tô; sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu sử dụng điện thoại di động.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
“…4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”
Như vậy, khi vi phạm hành chính, mức phạt tiền cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt. Do đó, với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.300.000 đồng, trung bình bạn sẽ bị phạt tiền 1.050.000 đồng; tuy nhiên, mức phạt cụ thể có thể tăng hoặc giảm nếu bạn có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nhưng thấp nhất là 800.000 đồng và cao nhất là 1.300.000 đồng.
Thứ ba, về việc nộp phạt trực tiếp cho CSGT
Căn cứ Khoản 1 Điều 56; Khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 56: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trong trường hợp này mức phạt tiền của bạn sẽ là từ 800.000 đồng đến 1.300.000 đồng Bạn phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.
Khi đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được Quyết định xử phạt hành chính, bạn phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt (theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Mức phạt khi điều khiển xe mô tô đi ngược chiều
Uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông
Nộp phạt giao thông chậm có phải nộp tiền lãi không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
- Hồ sơ đổi giấy phép lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch vào Việt Nam
- Mức đóng lệ phí trước bạ với xe máy tại tỉnh Bạc Liêu theo quy định mới nhất
- Điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn là 0.26 miligam/1 lít khí thở
- Thiết bị giám sát hành trình bị hỏng có bị tịch thu phù hiệu không?
- Điều khiển xe máy chở trẻ em mà vượt quá số lượng quy định