Xử phạt lỗi điều khiển xe máy của chồng mà không có gương chiếu hậu bên trái
Tôi đi xe máy của chồng mà xe không có gương chiếu hậu bên trái thì mức phạt là bao nhiêu? CSGT sẽ xử phạt tôi hay là chồng tôi ạ?
- Quy định về chủ phương tiện đối với xe tải đã gia nhập hợp tác xã
- Gửi xe vào hợp tác xã lỗi vi phạm hợp tác xã phải chịu không?
- Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế trên 50%
Tư vấn luật giao thông:
Về vấn đề: Xử phạt lỗi điều khiển xe máy của chồng mà không có gương chiếu hậu; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, xử phạt lỗi điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”
Như vậy, người điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
Thứ hai, xác định chủ phương tiện bị xử phạt
Căn cứ tại điểm b Khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/20169/NĐ-CP có quy định:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5.Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
đ) Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.”
Như vậy, theo quy định trên, bạn đi xe của chồng thì bạn vẫn là đối tượng để áp dụng xử phạt mà không phải là chồng bạn.
Trên đây là bài viết tư vấn về: Xử phạt lỗi điều khiển xe máy của chồng mà không có gương chiếu hậu bên trái Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Xe đạp vượt đèn đỏ có bị xử phạt tiền không?
Xe máy điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh vận tải có phải cấp lại?
- Quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ phòng cháy và chữa cháy
- Quy định về xử phạt khi chạy quá tốc độ
- Xử phạt người điều khiển và chủ phương tiện giao thông đối với xe quá chiều cao
- Thủ tục đăng ký và cấp biển số xe máy theo quy định pháp luật