Xử phạt xe ô tô vượt quá quy định hạn chế tải trọng xe trên cầu đường
Tôi điều khiển xe ô tô của tôi đi đến đoạn đầu đường có biển báo hiệu hình tròn hạn chế tải trọng xe, phía trong ghi “10t” thì có được phép đi qua không? Xe tôi có trọng tải cả xác xe cả hàng là 12 tấn. Nếu tôi vẫn đi qua thì bị xử phạt thế nào?
- Xử phạt khi vừa quá trọng tải cầu đường vừa quá trọng tải thiết kế
- Mức phạt với hành vi chở hàng hóa quá tải trọng cầu đường 50%
- Điều khiển xe quá tải trọng cầu đường
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, ý nghĩa của biển báo phía trong ghi “10t”
Theo quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT, biển báo phía trong ghi “10t” là biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”. Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số P.115 “Hạn chế tải trọng toàn bộ xe”.
Như vậy, trong trường hợp trên, biển báo trên hạn chế tải trọng xe từ 10 tấn trở lên. Xe bạn có tổng trọng lượng cả xe và hàng là 12 tấn, mà biển báo hiệu lại chỉ cho phép xe có 10 tấn đi qua. Như vậy nếu bạn đi qua bạn sẽ bị phạt lỗi quá tải trọng cho phép của cầu đường.
Mức quá tải trọng cầu đường được xác định như sau: ( 12 – 10) :10 x 100% = 20%.
Về mức xử phạt xe ô tô vượt quá quy định hạn chế tải trọng xe trên cầu đường
Xử phạt trong trường hợp điều khiển xe quá tải cầu 20% được quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong trường hợp trên, bạn vừa là người điều khiển xe đồng thời cũng là chủ phương tiện nên bạn sẽ bị xử phạt theo mức phạt của chủ phương tiện là cá nhân theo điểm k khoản 7 và điểm g khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định này.
15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
g) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;“
Như vậy, Trong trường hợp nếu vẫn cố tình đi tiếp khi gặp biển báo trên, bạn sẽ bị phạt lỗi vi phạm quy định về hạn chế tải trọng xe trên cầu đường. Với lỗi này, bạn bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng. Nếu như gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm đó.
Trên đây là tư vấn về vấn đề Xử phạt xe ô tô vượt quá quy định hạn chế tải trọng xe trên cầu đường của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Mức phạt xe ô tô vi phạm biển báo cấm quay đầu xe P.124b
Mức phạt khi xe ô tô chạy trong hầm đường bộ không tuân thủ quy tắc
Nếu còn vướng mắc về Xử phạt xe ô tô vượt quá quy định hạn chế tải trọng xe trên cầu đường bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức phạt người điều khiển xe ô tô chở khách sử dụng phù hiệu giả
- Quy định pháp luật về thời hạn của các loại Giấy phép lái xe
- Xử phạt chủ phương tiện chở hàng vượt quá chiều cao cho phép
- Hồ sơ và nơi nộp hồ sơ tách giấy phép lái xe hạng A1 và hạng C ghép chung
- Thời gian học lý thuyết nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng E