Có thể ủy quyền giao kết hợp đồng lao động hay không?
Xin chào tổng đài tư vấn! Xin hỏi trong công ty thì ai là người được phép ký kết hợp đồng với người lao động? Có thể ủy quyền giao kết hợp đồng cho người khác làm thay được hay không? Nếu có thì thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn!
- Giao kết hợp đồng lao động với người lao động 16 tuổi
- Có được giữ bản chính văn bằng của người lao động khi giao kết hợp đồng?
- Có bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, người giao kết hợp đồng lao động bên phía công ty
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc; người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động
1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Chủ hộ gia đình;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”.
Như vậy, trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
– Chủ hộ gia đình;
– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp bạn hỏi thì người giao kết hợp đồng lao động bên phía công ty sẽ là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của công ty đó.
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Thứ hai, vấn đề ủy quyền giao kết hợp đồng lao động
Vấn đề ủy quyền giao kết hợp đồng lao động được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 3. Ủy quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Văn bản ủy quyền giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này”.
Theo đó, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động nêu trên nếu không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền cho người khác. Việc ủy quyền này phải lập thành văn bản và theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Hình thức của hợp đồng lao động
Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan đến giao kết hợp đồng; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được chấm dứt hợp đồng lao động khi đang nghỉ bệnh dài ngày?
- Điều trị tai nạn lao động có được công ty chi trả chi phí khám, chữa bệnh không?
- Xây dựng thang bảng lương khi không có công đoàn cơ sở
- Thông báo trước 120 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chưa hết hợp đồng mà nghỉ việc thì cần chuẩn bị thủ tục gì?