Chào anh/chị bên Tư vấn An Nam, em cần tư vấn về trường hợp nghỉ sinh con trùng vào nghỉ hè, cụ thể: Em dự sinh vào ngày 18/3/2017 này. Theo chế độ, em nghỉ trước 1 tháng vào tháng 2. Hiện em đang công tác ở vùng biên giới. Như vậy, em nghỉ sinh đúng vào 2 tháng hè vì nghỉ hết tháng 8 em đi làm lại. Cho em hỏi: em có được chế độ ưu đãi gì không? Trong thời gian em nghỉ sinh con có được hưởng tiền phép hè không?
- Giáo viên có được nhận lương trong thời gian nghỉ hè không?
- Thời gian nghỉ hè của giáo viên có được tham gia bảo hiểm xã hội?
- Trong thời gian nghỉ hè giáo viên có được tham gia bảo hiểm không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ nghỉ phép năm của giáo viên như sau:
” Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Theo đó, thời gian nghỉ hè được tính là thời gian nghỉ phép năm và bạn sẽ được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Khi bạn nghỉ sinh con trùng vào nghỉ hè thì lúc này bạn có thể đề nghị lên ban giám hiệu nhà trường để chuyển thời gian nghỉ phép năm sang thời gian khác trong năm hoặc nếu nhà trường không thể bố trí thời gian cho bạn nghỉ phép năm thì bạn sẽ được thanh toán bằng tiền cho những ngày chưa nghỉ phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 114 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
” Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ”.
Ngoài việc thanh toán tiền lương và phụ cấp cho 2 tháng nghỉ phép năm (thời gian nghỉ sinh con trùng vào nghỉ hè) thì căn cứ vào khả năng kinh phí của nhà trường, nhà trường sẽ quyết định chi trả tiền bồi dưỡng cho những ngày bạn chưa nghỉ phép năm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 141/2011/TT-BTC như sau:
“Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Thông tư này quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật (gọi tắt là cán bộ, công chức) làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị).
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
b) Các trường hợp được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:
Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm thì cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc,bộ, công chức nghỉ phép theo chế độ quy định; trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Cán bộ, công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Căn cứ điều kiện công việc thực tế, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ về các trường hợp được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.”
Như vậy, khi bạn nghỉ sinh con trùng vào nghỉ hè – nghỉ phép năm thì bạn đề nghị nhà trường chuyển thời gian nghỉ phép năm sang thời gian khác và bạn vẫn được hưởng lương và phụ cấp (nếu có). Nếu nhà trường không thể bố trí thời gian nghỉ phép năm sang thời gian khác thì bạn sẽ được thanh toán bằng tiền và được khoản bồi dưỡng cho những ngày chưa nghỉ dựa trên khả năng kinh phí của nhà trường.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè
Nghỉ thai sản có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội không?
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty không khai trình sử dụng lao động có bị xử phạt?
- Trường hợp lao động nước ngoài tại Việt Nam phải xin cấp giấy phép lao động
- Trách nhiệm khi người lao động bị tai nạn trong thời gian thử việc
- Hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động sau khi sửa đổi, bổ sung
- NSDLĐ phải kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở từ 01/01/2019