Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Bài viết liên quan:
- Thủ tục chuyển địa điểm đăng ký kinh doanh
- Cho thuê nhà cần phải đóng những loại thuế nào?
- Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015
NGHỊ ĐỊNH
Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 03 năm 2011;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
- Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và những cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Điều 3. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm;
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm;
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
- a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hạn được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
- a) Cảnh cáo;
- b) Phạt tiền:
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 60.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định từ Điều 7 đến Điều 16 Chương II Nghị định này áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172