Nội dung câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi. Tôi làm tài xế xe ô tô tải, hôm trước tôi có dừng xe, có bật đèn xin dừng đầy đủ, vừa bước xuống xe thì có một xe máy tông vào đuôi xe. Người đó có men say và đeo tai nghe điện thoại. Khi xảy ra tai nạn tôi đã nhanh chóng báo cho cơ quan công an và đưa người kia đi cấp cứu. Hôm sau thì người đó chết. Trong trường hợp này, tôi có bị xử nặng không ạ! Trách nhiệm bồi thường khi xe máy tự đâm vào xe tải dừng bên đường của tôi là bao nhiêu. Mong luật sư giúp đỡ tôi.
Về vấn đề: Xe máy tự đâm vào xe tải dừng bên đường có phát sinh trách nhiệm bồi thường? Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Về việc xác định yếu tố lỗi của xe tải;
Căn cứ tại Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”
Như vậy, nếu bạn dừng xe không đúng nơi quy định thì hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho người khác. Do đó, tùy vào việc bạn dừng xe có đúng pháp luật không để xác định bạn có lỗi trong việc gây tai nạn hay không.
-->Trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông
Xác định phần lỗi của người đi xe máy
Căn cứ tại Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
8. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;”
Như vậy, việc say rượu và sử dụng tai nghe là vi phạm pháp luật về giao thông nên người điều khiển xe máy có lỗi trong việc dẫn đến tai nạn xảy ra.
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại Xe máy tự đâm vào xe tải
Nếu lỗi hoàn toàn do người điều khiển xe máy
Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Như vậy, căn cứ vào mức độ lỗi của hai bên mà xác định trách nhiệm bồi thường cho bên người bị thiệt hại. Bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên người đi xe máy.
-->Xử lý thế nào khi hai xe máy xảy ra tai nạn?
Luật sư tư vấn trực tuyến về Luật Giao thông đường bộ: 19006172
Nếu cả hai bên cùng có lỗi
Trong trường hợp cả hai bên đều có lỗi, căn cứ theo Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”
Như vậy, cơ quan điều tra sẽ dựa vào vụ việc cụ thể của bạn để xác định phần lỗi của các bên và các bên dựa vào tỷ lệ lỗi của mình để thỏa thuận mức bồi thường. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì có thể đưa ra Tòa giải quyết.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về xe máy tự đâm vào xe tải dừng bên đường có phát sinh trách nhiệm bồi thường? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.
-->Xe ô tô gây tai nạn giao thông tại đường giao nhau
- Quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng GPLX
- Lỗi lấn vạch khi không có biển phân chia làn đường
- Lỗi không tuân thủ khoảng cách an toàn giữa các xe trên đường cao tốc
- Mức xử phạt với lỗi sử dụng bản sao giấy đăng ký xe hết hạn
- Có phải giảm tốc độ khi đến lối rẽ trên đường cao tốc hay không?