Thủ tục tách bằng lái ô tô và xe máy thành hai bằng riêng biệt
Thủ tục tách bằng lái ô tô và xe máy thành hai bằng riêng biệt. Trước đây tôi có gộp bằng lái xe máy với bằng lái ô tô nhưng giờ tôi muốn tách bằng lái xe này ra cho tiện sử dụng. Tôi cần làm thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn!
- Hồ sơ tách giấy phép lái xe có cần giấy khám sức khỏe không?
- Có phải đổi Giấy phép lái xe từ bìa giấy sang thẻ nhựa?
- Thủ tục tách bằng lái xe đã được gộp từ bằng lái hạng A1 và hạng C
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp thủ tục tách bằng lái ô tô và xe máy thành hai bằng riêng biệt; bạn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:
“Điều 33. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
3. Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.”
Dẫn chiếu tới quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về thủ tục đổi Giấy phép lái xe như sau:
“Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:
a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.
3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.”
Như vậy, bạn muốn tách giấy phép lái xe đã tích hợp thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Hồ sơ trên bạn nộp tại Sở giao thông vận tải. Không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định bạn sẽ được giải quyết.
Lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần (theo Thông tư số 188/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề thủ tục tách bằng lái ô tô và xe máy thành hai bằng riêng biệt. Ngoài ra,bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Có bắt buộc phải tích hợp giấy phép lái xe hạng A1 và B2 hay không?
Điều khiển xe trong trường hợp bị tước giấy phép lái xe tích hợp
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục tách bằng lái ô tô và xe máy thành hai bằng riêng biệt. Xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.
- Sai thông tin trong hồ sơ thi sát hạch có ảnh hưởng đến thông tin bằng lái không?
- Mất đăng ký xe khi điều khiển xe phạt bao nhiêu tiền?
- Lỗi ô tô chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe năm 2023
- Mất giấy phép lái xe máy có phải sát hạch lại lý thuyết và thực hành?
- Lỗi điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc