Nội dung câu hỏi:
Xin chào tổng đài tư vấn! Tôi muốn hỏi về mức xử phạt khi đi ô tô vượt quá tốc độ 71/50. Em đi ô tô bị biên bản 71/50. Em hỏi thì CSGT bảo em bị phạt 7 triệu và bị tước bằng 2 tháng. Không biết CSGT nói vậy có đúng không ạ? Xin cảm ơn!
- Xử phạt việc điều khiển xe ôtô vượt quá tốc độ như thế nào?
- Khi nào bị phạt về lỗi vượt quá tốc độ cho phép?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ trong khu vực đông dân cư
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về mức xử phạt khi đi ô tô vượt quá tốc độ 71/50; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Có nghiêm cấm đối với hành chi chạy quá tốc độ không?
Căn cứ tại Khoản 11 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.”
Về mức phạt khi điều khiển Ô tô vượt quá tốc độ
Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển; người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đi ô tô chạy quá tốc độ cho phép là 71/50. Bạn chạy xe quá tốc độ quy định là 21km/h nên sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng.
Về việc bị tước bằng lái xe khi Ô tô vượt quá tốc độ
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.”
Theo quy định nêu trên, vi phạm của bạn thuộc trường hợp bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền và thời hạn tước bằng lái
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt“.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Khoản 2 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:
2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động;“
Theo đó, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó và thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép đối với một hành vi vi phạm cũng là là mức trung bình của khung thời gian tước.
Kết luận: Với trường hợp của bạn, do bạn chạy xe quá tốc độ quy định là 21 km/h nên sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Vậy CSGT thông báo bạn bị phạt 5 triệu và bị tước bằng 2 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ trên đường cao tốc
- Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện
Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.