Giới hạn chiều cao và chiều rộng của xe chở hàng siêu trường như thế nào?
Xin chào Tổng đài. Tổng đài cho tôi hỏi tôi điều khiển xe chở hàng siêu trường thì được chở đến giới hạn chiều cao và chiều rộng là bao nhiêu? Trường hợp chở hàng quá tải thì mức phạt có giống như xe ô tô tải bình thường vi phạm hay không? Tôi cám ơn Tổng đài!
- Xe vận chuyển hàng siêu trường vượt quá trọng tải theo Giấy phép lưu hành
- Trường hợp xe chở hàng siêu trường cần có xe hộ tống hỗ trợ dẫn đường
- Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành bị phạt thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề: Giới hạn chiều cao và chiều rộng của xe chở hàng siêu trường như thế nào? Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Về quy định giới hạn chiều cao và chiều rộng của xe chở hàng siêu trường.
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về phương tiện vận chuyển hàng siêu trường như sau:
“Điều 13. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
1.Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2.Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường trên đường bộ như sau:
“Điều 14. Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).
3. Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:
a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;
b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.
4.Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:
a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;
b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.”
Như vậy:
Căn cứ theo các quy định trên cho thấy pháp luật không có quy định cụ thể về giới hạn chiều cao và chiều rộng được vận chuyển vượt quá theo đăng kiểm mà các giới hạn trên được thực hiện theo giấy phép lưu hành của xe; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Nếu hàng vận chuyển thực tế vượt quá các quy định được ghi trong giấy phép lưu hành thì sẽ bị xử phạt. Trong một số trường hợp khi vượt quá các kích thước, xe vận chuyển hàng siêu trường theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì cần phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống hoặc phải thực hiện khảo sát đường bộ.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Về mức xử phạt đối với người điều khiển xe chở hàng siêu trường vi phạm.
Theo quy định tại điểm b Khoản 2, điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều 25 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt người điều khiển xe siêu trường như sau:
“Điều 25. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.
3.Ngoài việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”
Như vậy:
Trường hợp xe chở hàng siêu trường chở hàng có tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài vượt quá quy định được ghi nhận trong giấy phép lưu hành thì người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Ngoài ra, hình phạt bổ sung được áp dụng là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Trường hợp gây hư hại cho cầu, đường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã thay đổi do vi phạm gây ra.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Giới hạn chiều cao và chiều rộng của xe chở hàng siêu trường như thế nào?. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức phạt chở hàng siêu trọng, siêu trường không báo hiệu kích thước
Thủ tục và cơ quan cấp Giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng
Mọi thắc mắc về vấn đề Giới hạn chiều cao và chiều rộng của xe chở hàng siêu trường như thế nào?, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.